Trên thực tế, bạn nên bắt đầu giải quyết nó ngay từ bây giờ! Muốn nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp thì bạn phải loại bỏ những thứ không cần thiết hoặc đã không sử dụng trong một thời gian dài.
Dưới đây là tiến trình 5 ngày để dọn dẹp nhà cửa phù hợp với mọi đối tượng, mọi ngôi nhà mà bạn có thể tham khảo để áp dụng ngay cho mình!
Lối vào là bộ mặt của một ngôi nhà. Điều đầu tiên bạn chú ý khi bước vào một ngôi nhà là cách bố trí và tình hình vệ sinh của khu vực này.
Song, đây cũng là nơi bừa bộn và dễ bẩn nhất. Vì, nếu không hình thành thói quen tốt, để giày dẹp bừa bãi thì việc bạn sắp xếp 1 hay 2 (thậm chí nhiều hơn nữa) những chiếc tủ đựng cũng không có nghĩa lý gì.
Để làm tốt việc này, trước tiên bạn phải sắp xếp lại tủ giày và loại bỏ đi những đôi giày không còn dùng tới (hoặc ít dùng tới) để tăng khả năng chứa đồ của tủ giày.
Trong tủ giày, rất nhiều người còn cất đủ thể loại đồ đạc như bàn chải, khăn lau bàn, chất khử trùng, đế lót giày hay cả những chiếc ô đã cũ... Hãy cân nhắc lại tất cả những món đồ này và vứt bỏ ngay khi tần suất sử dụng ít. Trong trường hợp có đồ cần dùng, hay cho vào 1 chiếc tủ nhỏ riêng và cất gọn vào góc.
Những chiếc ghế bành, sofa cỡ lớn, bàn cà phê hay tủ TV trước đây rất phổ biến, nhưng đến nay, nhiều người nhận ra rằng chúng chính là nguyên nhân khiến phòng khách nhà bạn trở nên chật chội và khó chịu hơn.
Bạn có thể vứt bỏ chiếc bàn cà phê lớn và thay thế bằng một chiếc bàn phụ nhỏ. Bạn có thể đặt chiếc bàn này ở cạnh ghế sofa để đáp ứng chức năng cất giữ mà không chiếm diện tích, đồng thời có thể di chuyển qua lại để dễ dàng sử dụng. Ngoài ra bạn cũng có thể thay thế chiếc ghế sofa hình chữ L cỡ lớn bằng chiếc ghế sofa thẳng hàng nhỏ gọn, phòng khách sẽ rộng gấp đôi.
Ngoài việc loại bỏ những món đồ cồng kềnh chiếm diện tích này, trong ngăn kéo còn có những vật dụng không dùng đến như điều khiển từ xa bị hỏng, ổ cắm điện không dùng đến, đồ ăn vặt đã hết hạn sử dụng... Hãy kiểm tra thật kĩ khả năng sử dụng trong tương lai và bỏ ngay nếu không dùng tới!
Thứ khó dọn dẹp nhất trong phòng ngủ chính là tủ quần áo. Nhiều người không muốn bỏ quần áo đi dù có khi chẳng còn dùng tới nữa. Muốn thay đổi thói quen này, bạn có thể bắt đầu bằng việc phân loại quần áo theo tần suất mặc. Quần áo đã mặc trên 2 đến 3 năm thì hãy mạnh dạn loại bỏ hoặc cho đi, bán lại (tùy vào tình hình của bộ đồ lúc đó).
Chỉ có lọc bớt quần áo, chiếc tủ của bạn mới có thể trở nên rộng rãi và việc tìm kiếm hay sắp xếp đồ đạc cũng nhờ thế mà dễ dàng hơn.
Ngoài ra còn có những phụ kiện đã lâu không sử dụng như thắt lưng, cà vạt, khăn quàng cổ, mũ,... Nếu đã lỗi thời hoặc phai màu thì hãy nhanh chóng bỏ đi nhé!
Cách đơn giản nhất để giữ cho tủ quần áo của bạn sạch sẽ và gọn gàng là phân loại, cất giữ đồ theo túi đựng rõ ràng. Nếu bạn chưa bỏ đi những món đồ cũ, tuyệt đối đừng mua thêm đồ mới! Tuân thủ nguyên tắc này sẽ giúp tủ đồ của bạn không còn rơi vào tình trạng bừa bộn, lộn xộn, dù số lượng nhiều nhưng khi cần vẫn không biết mặc gì nữa!
Nhà bếp phải được giữ sạch sẽ, những thứ không sử dụng phải được loại bỏ kịp thời. Nếu không, diện tích bếp vốn đã rất nhỏ nên việc tích tụ ngẫu nhiên của những thứ này sẽ khiến không gian ngày càng chật hẹp, từ đó tạo điều kiện sinh sôi vi khuẩn và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Với những thiết bị gia dụng nhỏ đã lâu không được sử dụng hoặc không còn đầy đủ chức năng, bạn có thể cho đi hoặc bán lại, thậm chí vứt bỏ tùy ý.
Đừng sử dụng giẻ lau bẩn nữa vì từ đó có thể khiến vi khuẩn sinh sôi. Đồng thời, với những món đồ như đũa gỗ, thớt, thìa gỗ,... hãy thay 6 tháng/lần. Trước khi thay mới, hãy vứt bỏ đồ cũ nhé!
Ngoài ra, trong bếp còn 1 vấn đề nữa là quá nhiều túi nhựa được tích trữ khắp nơi, gây thêm áp lực cho việc bảo quản. Bạn chỉ cần giữ lại một ít là đủ để sử dụng. Ngoài ra còn có những chiếc đũa/thìa dùng một lần, hãy cứ mạnh dạn vứt bỏ vì dùng cũng không tốt cho sức khỏe của bạn.
Cố gắng cất đồ trong phòng tắm thay vì đặt tất cả chúng lên trên bề mặt bồn rửa, vì phòng tắm là nơi ẩm ướt, dễ sinh sôi vi khuẩn. Vi khuẩn sẽ vương vãi trên các vật dụng hàng ngày và xâm nhập vào cơ thể một cách gián tiếp. Ngay cả khăn tắm và bàn chải đánh răng cũng có thể dễ dàng bị nhiễm bẩn.
Nếu bạn sử dụng bàn chải đánh răng đã lâu không được thay thế, hãy vứt khăn đi càng sớm càng tốt. Sau đó thay thế bằng những cái mới, vứt bỏ những chiếc máy uốn tóc và dây buộc tóc bị hỏng, mất độ đàn hồi hay những chiếc bàn chải nhà vệ sinh có mùi hôi, những chất tẩy rửa không dùng đến, những lọ mỹ phẩm lâu ngày không dùng đến... Loại bỏ xong những món đồ này, đảm bảo phòng tắm nhà bạn đã khác biệt tới 70%.
Đương nhiên, sau đó hãy nhớ lau dọn để không gian sạch bong sáng bóng trở lại nhé!
Càng có ít đồ đạc trong nhà, công cuộc dọn dẹp của bạn càng trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn. Năm mới sắp tới rồi, hãy mạnh dạn "refresh" mọi thứ để chào đón những điều mới mẻ với một tinh thần hứng khởi nhất nhé!