Lan đột biến không là gì, đây là loại cây có giá 9.000 tỷ đồng: Thân gỗ tỏa sáng như vàng ròng nhưng vì sao cho giống cũng không ai dám trồng?

CHI PHAN, Theo ĐỜI SỐNG & PHÁP LUẬT 21:19 29/04/2024
Chia sẻ

Đây là loại cây độc nhất vô nhị có những thớ gỗ lấp lánh ánh vàng, được vua chúa yêu thích từ thời xưa.

Tháng 7/2021 tại Quý Châu (Trung Quốc), một cây gỗ nanmu vàng đã được rao bán với giá 2,5 tỷ NDT (tương đương gần 9.000 tỷ đồng). Tin tức này ngay lập tức khiến nhiều người tò mò và tìm hiểu về loài cây giá nghìn tỷ.

Lan đột biến không là gì, đây là loại cây có giá 9.000 tỷ đồng: Thân gỗ tỏa sáng như vàng ròng nhưng vì sao cho giống cũng không ai dám trồng? - Ảnh 1.

Cây nanmu bán được với giá kỷ lục gần 9.000 tỷ đồng

Cây gỗ giá 9.000 tỷ đồng độc nhất vô nhị tại Trung Quốc

Nam mộc vàng hay nanmu vàng là một loại gỗ quý độc nhất vô nhị của Trung Quốc. Đây là tên gọi chung của loại gỗ có kết cấu và hình dáng đặc biệt. Trên thân gỗ sẽ có những thớ như sợi vàng, lấp lánh ánh vàng giống như lụa sa tanh dưới ánh sáng mạnh. “Sợi vàng” trong nanmu vàng là tinh thể được hình thành sau một thời gian dài oxy hóa dịch tế bào của cây. Loại tinh thể này rất mịn, ngưng tụ trong các khoảng trống giữa các thớ gỗ. Khi có ánh sáng mạnh, chúng sẽ phản chiếu và tạo thành hiệu ứng “sợi vàng” đặc sắc.

Lan đột biến không là gì, đây là loại cây có giá 9.000 tỷ đồng: Thân gỗ tỏa sáng như vàng ròng nhưng vì sao cho giống cũng không ai dám trồng? - Ảnh 2.

Thớ gỗ lấp lánh ánh vàng

Theo phân loại sinh học và "Danh sách loài sinh học Trung Quốc 2020" do Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc công bố, cây cho gỗ nanmu vàng thuộc bộ Magnoliales.

Loài cây cho gỗ nanmu vàng cao trung bình hơn 30 mét, thân thẳng. Môi trường sinh trưởng của cây đòi hỏi những điều kiện rất khắt khe. Chúng chủ yếu trồng được ở các thung lũng ẩm ướt cận nhiệt đới và ven sông ở độ cao 1.000 đến 1.500 mét như tỉnh Tứ Xuyên, phía tây Hồ Bắc, Vân Nam, Quý Châu và các tỉnh phía nam sông Dương Tử của Trung Quốc.

Loại gỗ cao cấp này có rất nhiều ưu điểm, từ chống ăn mòn, chống côn trùng cho đến kết cấu nhẹ và mềm nhưng rất vững chắc. Qua hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm, cấu trúc gỗ vàng ròng trong cây cũng không bị biến dạng. Đặc biệt với vân gỗ phát sáng như vàng ròng, nanmu càng quý giá hơn nữa.

Lan đột biến không là gì, đây là loại cây có giá 9.000 tỷ đồng: Thân gỗ tỏa sáng như vàng ròng nhưng vì sao cho giống cũng không ai dám trồng? - Ảnh 3.

Vào thời xưa, nanmu vàng là loại gỗ được hoàng gia sử dụng. Đây chính là vật liệu chính cho ngai vàng của hoàng đế. Gỗ cũng được sử dụng để xây dựng cung điện hoàng gia, đồ nội thất, đồ trang trí, quan tài,... Theo sử sách, người dân thường không được phép khai thác và sử dụng loại gỗ này.

Lan đột biến không là gì, đây là loại cây có giá 9.000 tỷ đồng: Thân gỗ tỏa sáng như vàng ròng nhưng vì sao cho giống cũng không ai dám trồng? - Ảnh 4.

Hiện nay, cây nanmu còn sống lớn nhất châu Á được bảo tồn ở huyện Tây Nam, Quý Châu, Trung Quốc. Cây nanmu này đã hơn 1.300 năm tuổi, với tán cây cao 16 mét và chiều cao 45 mét.

Vì sao nanmu vàng giá trị như vậy nhưng không ai trồng?

Dù có giá trị rất lớn về mặt kinh tế nhưng tại Trung Quốc - đất nước duy nhất trồng được nanmu vàng, việc trồng loại cây này vẫn rất hạn chế. Lý do chủ yếu là vì để có thể trồng được một cây nanmu vàng cho ra loại gỗ có thớ vàng là quá khó khăn và hi hữu.

1. Cây nanmu vàng có chu kỳ sinh trưởng dài

Cây nanmu sinh trưởng rất chậm. Kể từ khi trồng, cây mất tối thiểu 60 năm mới có thể khai thác lấy gỗ. Trong điều kiện bình thường, sau 20 năm, chiều cao và đường kính của nanmu chỉ là 5,6 mét và 5,1 cm. Nói cách khác, trong 20 năm, đường kính của nanmu chỉ có thể tăng lên bằng độ dày của cánh tay trẻ em.

Ngay cả khi phải mất 60 năm để phát triển, nó sẽ chỉ cao được 15 cm. Hầu hết mọi người đều không đủ kiên nhẫn để trồng loài cây đắt đỏ này nhằm mục đích kinh doanh.

Lan đột biến không là gì, đây là loại cây có giá 9.000 tỷ đồng: Thân gỗ tỏa sáng như vàng ròng nhưng vì sao cho giống cũng không ai dám trồng? - Ảnh 5.

2. Cây có những yêu cầu rất nghiêm ngặt về môi trường sinh trưởng

Nanmu vàng nói chung chỉ có thể phát triển ở độ cao khoảng 1000-1500 mét, phổ biến ở một số thung lũng râm mát, vùng trũng núi và ven sông. Bên cạnh đó, nanmu vàng có khả năng chịu nhiệt và chịu lạnh kém. Cây thích môi trường ấm áp, ẩm ướt và tương đối mát mẻ, chênh lệch nhiệt độ tương đối không quá lớn và không thể chịu được ánh nắng gay gắt kéo dài.

Ngoài ra, nanmu vàng có yêu cầu tương đối cao đối với đất và nhìn chung khó đạt được môi trường phát triển phức tạp này trong trồng trọt nhân tạo. Vì vậy, trong điều kiện bình thường, ngay cả khi đầu tư cũng rất khó có người trồng được nanmu vàng thành công.

3. Không phải tất cả nanmu đều trở thành nanmu vàng

Lý do chính khiến nanmu được gọi là nanmu vàng là vì trong nanmu có những “sợi vàng” và kết cấu đặc biệt. Nhưng không phải cây nanmu vàng nào khi sinh trưởng cũng có có hoa văn đặc trưng như vậy. Để có thể đợi được đến ngày cây đủ lớn để khai thác thì thời gian chờ đợi cũng vài chục, thậm chí vài trăm năm. Tuy nhiên, cây nanmu vàng không có hoa văn lại có giá trị kém xa nên không nhiều người dám chịu rủi ro đến vậy.

Lan đột biến không là gì, đây là loại cây có giá 9.000 tỷ đồng: Thân gỗ tỏa sáng như vàng ròng nhưng vì sao cho giống cũng không ai dám trồng? - Ảnh 6.

Từ năm 1984, loài cây này đã được đưa vào "Danh sách các loài thực vật quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng", là loài thực vật được bảo vệ cấp quốc gia của Trung Quốc. Chính phủ nước này cũng đã có những nỗ lực sử dụng phương pháp nhân giống nhân tạo để trồng cây con nhưng kết quả không quá thành công.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày