Trong khi đi dạo ở khu đầm lầy hoang vắng ven biển trong khu vực Vịnh Hạ Long, có người đã bắt gặp một sinh vật có màu sắc rất đẹp và di chuyển linh hoạt trên bờ cát sát mép nước. Sinh vật này có nhiều đốt, chân tựa như loài rết nhưng các chân thì rất mềm mại. Thân hình nó có nhiều màu sắc chuyển từ đỏ, cam đến vàng rồi trắng, giữa thân có đường chỉ đen chạy dọc sống lưng.
Sinh vật lạ ở Hạ Long. Nhìn thoáng qua sinh vật trông giống như con rết nên một số người đoán già đoán non rằng có thể nó là "con rết biển". Một số người lại thấy sinh vật này có bề ngoài rất giống hình tượng rồng trong các tác phẩm điêu khắc thời Lý.
TS
Phạm Đình Trọng, nguyên cán bộ Viện sinh thái tài nguyên sinh vật, là người đã nghiên cứu sâu về động vật không xương sống khẳng định: loài “rết biển” giống rồng thời nhà Lý thực chất là loài giun nhiều tơ thuộc họ Rươi. Loài giun này sống vùi mình giữa các khe hang nhỏ chằng chịt ở nền đáy như cát bùn, bùn cát, sét cát, giữa các mảnh vụn vỏ sinh vật như san hô chết, trai ốc biển, mùn bã thực vật ngập mặn. Do vậy vùng biển vịnh Hạ Long là nơi sinh cư phổ biến của các loài giun nhiều tơ.
TS Phạm Đình Trọng khẳng định: loài “rết biển” giống rồng thời
nhà Lý thực chất là loài giun nhiều tơ thuộc họ Rươi. Giun nhiều tơ hoàn toàn khác rết. Hai bên thân nhiều tơ có các chân phụ kiểu “chân bên”. Mỗi chân bên đều có các thùy bụng, thùy lưng, thùy giữa và các xúc tu. Chúng có lông bảo vệ với nhiều gai sắc nhọn...
Điều ấn tượng khiến nhiều người ví von giun nhiều tơ giống rồng thời Lý chính là sự uốn éo của nó. Khi ở trong nước, gặp ánh sáng khúc xạ chiếu vào làm nó có màu vàng lóng lánh. Khi bơi, khi bò, loài giun phải vặn mình để các chân, lông làm nhiệm vụ vận động nên trông nó uốn éo như “rồng”.
Dưới đây là một số hình ảnh của sinh vật này:
Thân hình nó có nhiều màu sắc chuyển từ đỏ, cam đến vàng rồi trắng, giữa thân có đường chỉ đen chạy dọc sống lưng.Khi bơi, khi bò loài giun phải vặn mình để các chân, lông làm nhiệm vụ vận động nên trong nó uốn éo như “rồng”.