Tự tiêm nọc rắn vào người, bị rắn cắn 100 lần vẫn không sao

Chi Mai, Theo Trí Thức Trẻ 12:29 08/10/2013

Ông Friede cho biết, tiêm nọc rắn đã đòi hỏi sự gan dạ nhưng để rắn cắn trực tiếp thì tinh thần phải rất vững vàng.

Chỉ cần một vết cắn của một con rắn mamba đen châu Phi, lượng độc tiết trong đó cũng có thể giết chết 80 người hoặc 20 con voi nhưng với người công nhân thất nghiệp sinh sống tại thành phố Milwaukee, bang Wisconsin, Mỹ thì dù là rắn mamba đen hay bất cứ loài rắn độc nào khác cũng khó lòng "hạ gục" được ông.

Ông Tim Friede để rắn độc trực tiếp cắn vào tay

Người đàn ông có hệ miễn dịch phi thường đó là ông Tim Friede, 45 tuổi, người Mỹ. Ông Friede thường tiêm nọc rắn pha loãng vào cơ thể. Nhưng hiện giờ, sau một thời gian dài miễn nhiễm với chất độc chết người này, ông đã mạnh dạn để cho rắn độc trực tiếp cắn vào tay. Với khả năng phi thường này, ông Friede tự tin khẳng định mình có thể sống sót dù bị rắn đen mamba, rắn hổ mang hay một vài loài rắn độc chết người khác cắn.

Tự tiêm nọc rắn vào người, bị rắn cắn 100 lần vẫn không sao 1

Tự tiêm nọc rắn vào người, bị rắn cắn 100 lần vẫn không sao 2
Người đàn ông có cơ thể miễn dịch với nọc độc rắn

Ông Friede cho biết, protein có trong nọc rắn có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch trong cơ thể ông. Khi nọc đi vào cơ thể, nó sẽ tự tạo ra các kháng thể có lợi giúp ngăn chặn và làm trung hòa độc tính.

Tự tiêm nọc rắn vào người, bị rắn cắn 100 lần vẫn không sao 3
Ông Tim Friede có thể miễn nhiễm với nọc độc dù để rắn cắn trực tiếp vào tay

Mặc dù bị hơn 100 vết rắn cắn, ông Friede vẫn trong tình trạng sức khỏe ổn định nhưng ông lại gặp phải triệu chứng sốc phản vệ.

Tự tiêm nọc rắn vào người, bị rắn cắn 100 lần vẫn không sao 4
Đôi bàn tay ông Friede bị sưng tấy sau khi bị rắn cắn

Trong khi mọi người đều lo lắng cho tính mạng của ông Friede thì ông vẫn muốn chứng minh cho họ thấy việc làm của ông không phải là vô nghĩa. Nó được coi là trị liệu miễn dịch nọc rắn.

Hiện ông Friede vẫn lưu trữ hàng trăm loại nọc rắn đông lạnh dưới tầng hầm của căn hộ nơi mình sinh sống và ngày đêm nghiên cứu với hy vọng đóng góp phần nào đó vào dự án phát triển hệ miễn dịch với nọc rắn của con người.