1. Tắm cho trẻ mới đẻ bằng sữa đun sôi
Thầy tu cầu nguyện trong lễ tắm sữa sôi.
Hủ tục tắm cho trẻ sơ sinh bằng sữa đun sôi còn được biết đến với tên gọi là Karaha Pujan. Phong tục này thường diễn ra ở các đền thờ đạo Hinđu trước sự chứng kiến của nhiều người và đặc biệt là có sự làm chứng của một thầy tu, người này thường được gọi là purohit chant mantras.
Sữa sau khi được đun sôi trong nồi đất sẽ được sử dụng làm nước tắm cho đứa trẻ mới chào đời. Người cha sẽ đảm nhận công việc này. Đầu tiên, người cha đặt chân của đứa trẻ vào trong nồi sữa, sau đó rót sữa nóng cho chảy trên khắp cơ thể đứa trẻ. Ngoài ra, người cha cũng phải tự đổ sữa đun sôi lên cơ thể mình sau khi đã tắm xong cho con.
Theo quan niệm của người dân, đây là một cách để tạ ơn các vị thần, có như vậy đứa trẻ mới được phù hộ. Tuy nhiên, hiện chính phủ Ấn Độ đã ban hành luật cấm thực hiện hủ tục đau đớn này.
2. Để trẻ ngủ ở ngoài trời âm độ
Trẻ nhỏ ở Thụy Điển nằm ngoài trời lạnh là chuyện bình thường.
Ở Thụy Điển, nhiều bậc cha mẹ sẵn sàng để cho con nhỏ mới chào đời ngủ ở ngoài trời dù là âm độ. Hầu hết mọi người đều thấy tập tục này thật nguy hiểm nhưng người dân Thụy Điển lại coi là có lợi cho trẻ nhỏ.
Người dân Thụy Điển tin rằng, nếu để cho trẻ nhỏ ngủ ngoài trời giá lạnh, chúng sẽ lớn lên khỏe mạnh, tránh được bệnh tật. Ngoài ra, trẻ con sẽ có giấc ngủ dài và sâu hơn nếu cha mẹ thực hiện hủ tục này.
Không chỉ bậc cha mẹ mà ngay cả một số trường học tại đất nước này cũng áp dụng phong tục kỳ lạ này với các học sinh của mình.
3. Tắm cho trẻ bằng nước lạnh
Tắm nước lạnh có thể khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và cảm lạnh (Ảnh minh họa).
Tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước lạnh là phong tục hết sức phổ biến ở Guatemala
Các bà mẹ đều tin rằng phong tục phản khoa học này có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe của trẻ. Họ một mực cho rằng, tắm bằng nước lạnh sẽ giúp con mình tránh được bệnh ban đỏ và giúp chúng ngủ ngon giấc hơn.
Không thể phủ nhận lợi ích của phong tục này đem lại nhưng về cơ bản, trẻ sẽ cảm thấy sợ mỗi khi phải tiếp xúc với nước lạnh.
4. Nhảy qua người trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ được đặt nằm trong tấm đệm trải dưới đất rồi cho người đàn ông nhảy qua.
Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái có một cuộc sống tốt đẹp vì vậy họ có thể liều lĩnh làm bất cứ điều gì để bảo vệ con. Tuy nhiên, không phải bậc cha mẹ nào cũng để cho con mình bị một người đàn ông nhảy qua như phong tục nguy hiểm tại làng Castrillo de Murcia ở Tây Ban Nha.
Tại đây, trẻ nhỏ được cha mẹ cho đặt nằm xuống đất. Sau đó, một người đàn ông mặc trang phục hóa trang làm quỷ sẽ nhảy qua người các bé. Hành động này tượng trưng cho việc đuổi các tà ma quấy nhiễu ra khỏi cơ thể đứa trẻ, giúp chúng tránh được ốm đau, bệnh tật.
Phong tục này ra đời từ năm 1621 nhưng rất may là chưa có trường hợp nào bị thương trong quá trình diễn ra nghi thức.
5. Nhổ nước bọt vào trẻ
Nhổ nước bọt để ma quỷ không lại gần đứa trẻ (Ảnh minh họa).
Thay vì âu yếm mỗi khi nhìn thấy trẻ con đáng yêu, người dân Bungari lại giả vờ nhổ nước miếng vào đứa trẻ sau khi dành cho chúng lời khen.
Theo quan niệm dân gian của người Bungari, quỷ dữ thường đánh cắp bất cứ thứ hay người nào được mọi người tán dương. Vì vậy, để đánh lạc hướng quỷ dữ, họ phải làm cho trẻ nhỏ trở nên khó ưa hơn. Và cách tốt nhất để khiến trẻ con bớt đáng yêu hơn là dùng mẹo nhổ nước bọt vào chúng và nói những câu bất lịch sự.
6. Ném trẻ con từ mái nhà xuống
Hủ tục đáng sợ này hiện đang bị nghiêm cấm ở Ấn Độ.
Xuất hiện cách đây khoảng 500 năm, hủ tục ném trẻ con từ mái nhà xuống cho tới nay vẫn còn tiếp diễn ở Ấn Độ, quốc gia có phần lớn người dân theo đạo Hồi và đạo Hinđu.
Nghi lễ này thường được diễn ra ở đền thờ. Trẻ em sẽ được ném từ mái đền có độ cao 15m. Để đảm bảo an toàn, phía dưới luôn có một tấm đệm và vài người đàn ông đứng sát vào nhau để đón tay. Đứa trẻ sau khi ngã xuống đệm sẽ được đám đông chuyển ngay tới tay cha mẹ của chúng.
Trong đức tin của đạo Hồi và đạo Hinđu, làm theo nghi lễ này sẽ đem lại may mắn và sức khỏe cho đứa trẻ. Mặc dù những người tham gia đều cho rằng phong tục này an toàn nhưng chính phủ Ấn Độ vẫn buộc phải đưa ra chính sách cấm đoán vì một số lý do.
(Nguồn: Top 10)