Vladimir Aniskin là 1 trong số rất ít những người trên thế giới có thể tạo ra những tác phẩm siêu nhỏ, nhỏ đến mức có thể đặt vừa trên một nửa hạt giống cây anh túc (1 hạt anh túc chỉ bằng ¼ hạt vừng thôi).
Nhà khoa học vật lý người Nga 33 tuổi này, hiện đang làm việc tại chi nhánh Syberian của Viện Hàn Lâm Khoa học Nga ở Tyumen, đã bắt đầu theo đuổi bộ môn “nghệ thuật siêu nhỏ” (microminiature) này. Những kiệt tác này được tạo ra bằng cách sử dụng những chiếc kính hiển vi mạnh nhất, kết hợp với một bộ dụng cụ do chính anh tự thiết kế. Và để có thể quan sát đầy đủ các chi tiết tuyệt đẹp của tác phẩm, tất nhiên người xem cũng cần sự trợ giúp của một chiếc kính hiển vi. Bởi vì một số tác phẩm của anh có kích thước đo bằng micromet (1 micromet = 1/1000 milimet). Vì thế, việc phải dành nhiều tháng để hoàn thành 1 mảnh trong tác phẩm đối với anh là chuyện bình thường.
Nếu bạn có dịp đến St. Petersburg, bạn đừng quên ghé thăm bảo tàng “Người Nga thuận tay trái” – là bảo tàng nghệ thuật siêu nhỏ đầu tiên của nước Nga.
Truyện cười trên mặt cắt của một hạt gạo
Cảnh Giáng sinh trên một sợi lông ngựa
Các con vật trên hạt cây anh túc
Chiếc cúp UEFA có kích thước bằng 1 nửa hạt giống cây anh túc
Đàn lạc đà bên trong một lỗ kim
22 dòng chứa 2027 kí tự trên mặt cắt của 1 hạt gạo
Chiếc tàu ngầm trên mặt cắt hạt anh túc
Pinocchio trên 1 nửa hạt nho
1 bàn cờ vua làm từ vỏ quả óc chó
Ly rượu trên 1 nửa hạt nho