Những tập tục đánh dấu tuổi trưởng thành ghê rợn nhất (P.2)

Bích Ngọc, Theo 00:02 13/04/2011
Chia sẻ

Những tập tục này thực sự kinh dị các bạn ạ...

6. Nghi lễ rạch cơ thể

Các bộ tộc sống dọc theo sông Sepik ở Papua New Guinea đã sử dụng truyền thống rạch cơ thể để đánh dấu sự trưởng thành của các cậu bé trong nhiều thập kỷ. Nghi lễ này được tiến hành bằng cách rạch dọc theo ngực, lưng và mông của các cậu bé để bắt chước làn da thô ráp của con cá sấu.



Bên cạnh đó, trước khi có thể được coi là một người đàn ông, các cậu bé còn phải chịu sự sỉ nhục trong nghi lễ kéo dài vài tuần, nếu không các cậu bé được coi là yếu đuối giống phụ nữ. Nghi lễ rạch cơ thể cùng với những lời chế nhạo sẽ khiến các cậu bé cứng rắn hơn. Các vết thương sẽ được lau sạch sau khi nghi lễ kết thúc, nhưng cơn đau vẫn tiếp tục trong nhiều ngày cho đến khi lành hẳn.

7. Nghi lễ lặn đất

Ở Nam Thái Bình Dương, các thành viên trong bộ tộc xây dựng một tòa tháp cao 60 đến 90 feet (tương đương 20 đến 30 mét) làm bằng cây trên một khoảng đất trống, toà tháp được xây dựng với cấu trúc ọp ẹp. Nghi lễ này được thực hiện để cầu mong cho vụ mùa khoai lang năm đó sẽ bội thu và nếu người nhảy xuống từ độ cao càng cao thì vụ mùa càng bội thu. Điều này cũng được cho rằng là để tăng cường tinh thần của những người tham gia, vì như vậy có nghĩa là họ đã có những bước nhảy vọt về đức tin.


Những người tham gia nghi lễ này được xem như là những chiến binh thật sự. "Lặn" ở đây có nghĩa là phải hy sinh cuộc sống của bạn cho bộ lạc. Các cậu bé khoảng bảy, tám tuổi có thể tham gia, và chúng được coi là người trưởng thành nếu sống sót qua nghi lễ. Những rủi ro là hiển nhiên, người tham gia rất dễ bị thương và thậm chí chúng có thể chết do các cành cây gãy đâm vào người. Thường thì cảm giác đau đớn đó sẽ còn kéo dài trong nhiều ngày. Nhìn chung đầu của những người tham gia rất dễ chạm xuống đất sau khi nhảy, nhưng phần lớn những người tham gia đều sống sót mà không bị thương tổn.

8. Nghi lễ Okipa

Lễ Okipa của người Mandan ở Ấn Độ khởi đầu với một điệu nhảy Bison, tiếp theo là một loạt các thử thách tra tấn thông qua đó người chiến binh có thể chứng tỏ lòng dũng cảm và thể chất của họ. Ban đầu các chàng trai trẻ khi tham gia nghi lễ này sẽ không ăn, uống, hoặc ngủ trong bốn ngày. Sau đó họ được dẫn đến một căn nhà, nơi họ sẽ phải ngồi với khuôn mặt tươi cười trong khi da ngực và vai của họ bị rạch và các xiên bằng gỗ được đẩy sâu vào trong các cơ bắp, các chiến binh sẽ bị treo lơ lửng nhờ các xiên gỗ đó cho đến khi ngất xỉu.




Để thêm đau đớn, các quả cân nặng được treo thêm vào chân của họ. Sau khi ngất, các chiến binh sẽ được kéo xuống và những người đàn ông (phụ nữ không được phép tham dự buổi lễ này) sẽ canh chừng các chiến binh cho đến khi người đó tỉnh lại. Sau khi tỉnh lại, các chiến binh sẽ hy sinh ngón tay út trên cả hai bàn tay, từng ngón tay bị cắt bởi một cái rìu. Cuối cùng, chiến binh này sẽ được mang ra ngoài, họ sẽ chạy quanh quảng trường trung tâm của làng một vài lần.

9. Nghi lễ bịt bộ phận sinh dục

Người La Mã cổ đại cũng đã có nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành của riêng mình. Đây là quá trình khâu bao quy đầu, họ sử dụng chuỗi các dụng cụ kim loại, bao quy đầu được khâu chặt lại và dương vật được kéo sang một bên. Đối với người ca sĩ, bịt bộ phận sinh dục giúp giữ giọng lâu hơn. Nó cũng được cho là giúp các đấu sĩ dai sức hơn. Trong một số trường hợp, bịt bộ phận sinh dục được thực hiện để thể hiện sự khiêm tốn và kiềm chế.



10. Nghi lễ đục răng

Các thành viên nữ trong tộc người Mentawai của Sumatra (hòn đảo thuộc lãnh thổ Indonesia) phải trải qua một nghi lễ đau đớn gọi là nghi lễ đục răng. Pháp sư địa phương sẽ mài sắc một lưỡi dao để tiến hành nghi lễ theo cách đau đớn nhất có thể. Các cô gái trẻ thực hiện nghi lễ này mà không hề được gây tê trước đó. Người ta sử dụng các dụng cụ một cách cẩn thận, lưỡi dao được đưa vào các góc của răng, răng sẽ được đục và mài sắc như răng cá mập. Để kết thúc quá trình, răng của các cô gái được giũa để đạt được hình dạng mong muốn.



Nghi lễ này được thực hiện đối với các cô gái trẻ vì nó được cho là khiến các cô gái trông hấp dẫn hơn. Người ta cũng cho rằng răng mài nhọn mang lại sự cân bằng cho cuộc sống của một phụ nữ. Đây là một truyền thống cũ của người Mentawai, nhưng thực tế không còn phổ biến nữa. Ngày nay, nghi lễ này được tiến hành nếu các cô gái muốn răng của mình trở nên đẹp hơn.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày