1. Cá mập thằn lằn
Cá mập thằn lằn
Cá mập thằn lằn thường sống ở độ sâu hàng nghìn mét dưới đại dương nên con người ít có cơ hội nhìn thấy.
Ngoài việc sở hữu hình dáng cơ bản của cá mập, loài cá mập này lại gây khiếp sợ bởi hàm răng nhỏ nhưng vô cùng sắc nhọn của mình.
2. Rắn biển Gulper
Rắn biển Gulper.
Rắn biển Gulper có tên khoa học là Saccopharyngiformes, sống ở độ sâu 3000m.
Đây là một trong những loài động vật kì quái nhất dưới lòng biển sâu. Đặc điểm gây chú ý nhất ở loài này là cái miệng rộng, có thể mở to để nuốt những con mồi lớn hơn nó nhiều lần, và chiếc đuôi dài, hình roi.
Rắn biển Gulper có bộ hàm hình túi giống với loài bồ nông. Cũng bởi vậy mà dân gian thường gọi chúng là rắn bồ nông.
3. Cá răng nanh
Cá răng nanh
Loài cá có hàm răng sắc nhọn gớm ghiếc này là một trong những loài cá sống dưới đáy biển sâu nhất từng được khoa học phát hiện và ghi nhận.
Chúng sống ở độ sâu 5.000m so với mực nước biển, nơi áp suất cao gấp 500 lần so với trên cạn.
Mặc dù có chiều dài thân chỉ vào khoảng 15cm nhưng chúng lại có hàm răng lớn, chênh lệch với tỷ lệ cơ thể.
4. Cá rắn độc Thái Bình Dương
Cá rắn độc Thái Bình Dương.
Cá rắn độc Thái Bình Dương lại gây ấn tượng bởi hàm răng lớn tới nỗi không thể ngậm được miệng lại.
Chúng sống ở độ sâu 4.500m dưới đại dương. Với chiếc bụng phát sáng, cá rắn độc Thái Bình Dương sử dụng điểm đặc biệt này để thu hút con mồi.
5. Cá vây chân lưng gù
Cá vây chân lưng gù
Sống ở độ sâu 2.000m, cá vây chân lưng gù cũng thu hút con mồi bằng khả năng phát sáng đặc biệt như cá rắn độc Thái Bình Dương nhưng lại nhờ ăng-ten chồi ra từ đầu.
6. Cá chiêm tinh
Cá chiêm tinh.
Cá chiêm tinh còn được biết đến với những cái tên như cá sao Nhật, cá thiên văn.
Loài cá này thường tự chôn mình dưới cát và chờ cho tới khi những loài cá khác bị đánh dạt vào bờ thì há miệng để đớp lấy con mồi. Để thuận tiện cho việc săn mồi, cá chiêm tinh thường có phần đầu hướng về phía trước, tuy nhiên, chúng lại gây khiếp sợ bởi khuôn mặt xấu xí của mình.
7. Cua nhện khổng lồ
Cua nhện khổng lồ.
Được xem là loài cua lớn nhất thế giới, cua nhện khổng lồ sống ở độ sâu 3.000m so với mực nước biển.
Không chỉ có hình dáng pha trộn giống loài nhện, loài cua này còn có thể gây tổn thương cho con người nếu vô tình chạm phải chúng.
8. Rận biển khổng lồ
Rận biển khổng lồ.
Rận biển khổng lồ sống ở đại dương sâu khoảng 2.000m. Chúng có chiều dài lên tới 30cm và được biết đến như là kẻ ăn xác sống nguy hiểm.
Loài rận này còn có khả năng sống sót dai dẳng mà không cần ăn. Chúng có thể sống 4 năm mà không cần ăn.
9. Cá mập yêu tinh
Cá mập yêu tinh.
Quả đúng như tên gọi, cá mập yêu tinh có hình dáng hơi giống với cá mập thằn lằn nhưng lại có khuôn mặt trông đáng sợ hơn.
Chúng sống ở độ sâu 1.300m so với mực nước biển. Với chiếc đuôi dài giống lươn, thân hình tương tự cá mập thằn lằn, cá mập yêu tinh có thể đạt chiều dài tối đa lên tới 3,5m.
10. Mực khổng lồ
Mực khổng lồ.
Mực khổng lồ có thể đạt chiều dài lên tới 18m, tương đương với một tòa nhà 6 tầng. Do sở hữu thân hình khổng lồ nên mắt của chúng cũng đạt kích cỡ tương đương với một quả bóng chuyền bãi biển.
Nhiều người vẫn nghĩ rằng mực khổng lồ thường ăn những con cá heo nhỏ. Trong khi đó, cá heo cũng có kích thước khá lớn mặc dù chúng chưa trưởng thành.
11. Tôm càng răng cưa
Tôm càng răng cưa.
Được phát hiện vào năm 2007 tại bờ biển Philippines, tôm càng răng cưa cũng là một trong số những loài sinh vật biển mà con người mới được biết tới.
Chúng có cặp càng đặc biệt với kích cỡ lớn, nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, độ sắc nhọn của chúng lại được so sánh như một cặp dao, dĩa.
12. Cá mập miệng rộng
Cá mập miệng rộng.
Cá mập miệng rộng là một trong những loài cá mập hiếm được phát hiện vào năm 1976.
Chúng có thể phát triển lên tới 5,5m và có chiếc miệng rộng phát sáng thu hút con mồi.
(Nguồn: Buzzfeed)