Robot Đầu bếp Cui có khả năng chuẩn bị, nấu nướng và phục vụ đồ ăn.
Dường như những thực khách sẽ cảm thấy món ăn ngon hơn khi những công đoạn từ chuẩn bị, nấu nướng cho tới phục vụ món ăn đều được thực hiện bởi một con robot thông minh tích hợp đầy đủ 3 chức năng trên.
Năm 2011, nhà sáng chế Cui Runquan người Trung Quốc đã cho ra mắt sản phẩm "Đầu bếp Cui" - một chú robot có thể giúp các chủ nhà hàng, quán ăn chuẩn bị món mì hoành thánh nổi tiếng. Chú robot này hiện vẫn đang được sản xuất đại trà và bày bán với giá thành bình quân từ 2.000 - 3.000 USD (khoảng 42 - 63 triệu VNĐ)/con.
Được biết, chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh Dalu Rebot ở thành phố Thượng Hải còn sử dụng cả loại robot thông minh này thay cho đầu bếp. Với khả năng rửa bát đĩa, chuẩn bị nguyên liệu, nấu nướng và bày món ăn thành phẩm chỉ trong 3 phút, Đầu bếp Cui được coi là robot thông minh với những tính năng tiện dụng.
Ngoài ra, Dalu Rebot còn khiến khách hàng cảm thấy thích thú hơn khi những món ăn của mình được phục vụ tận tay bởi những chú robot này. Cứ 6 robot Đầu bếp Cui luân phiên nhau phục vụ 21 bàn trước khi chúng quay lại khu vực bếp để chuẩn bị cho lượt phục vụ tiếp theo.
7. Vương quốc tí hon
Dàn diễn viên vở hài kịch "Hồ Thiên nga" của Vương quốc tí hon.
Vương quốc tí hon không chỉ là sản phẩm của truyện cổ, mà nó đã trở thành một điểm tham quan có thật tại tỉnh Vân Nam.
Khu giải trí rộng 13.000 ha, có quy mô như một thế giới thu nhỏ dành cho người lùn với hơn 30 ngôi nhà nhỏ xíu. Và những người lùn sẽ là "cư dân độc quyền" của khu giải trí.
Được biết, cha đẻ của khu giải trí - doanh nhân Chen Mingjing đã nhận được rất nhiều ý kiến cản trở việc cho ra đời "Vương quốc tí hon", nhưng ông vẫn khẳng định rằng khu giải trí sẽ là góp phần giải quyết vấn đề việc làm trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.
Mặc dù vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nhưng Vương quốc tí hon đã chính thức mở cửa cho du khách tham quan và thưởng thức vở hài kịch "Hồ Thiên nga" dưới sự diễn xuất của cư dân vương quốc.
8. OFC - đối thủ của KFC
Biển hiện mang phong cách "nhái" của Gà rán Obama.
Nhắc đến vấn đề vi phạm bản quyền hay các thương hiệu nhái, Trung Quốc có lẽ là quốc gia dẫn đầu thế giới. Từ các sản phẩm kỹ thuật công nghệ, cho tới đồ tiêu dùng, thực phẩm... thậm chí thương hiệu nhà hàng ăn nhanh KFC cũng được một thương nhân ở thủ đô Bắc Kinh "nhái" lại thành OFC một cách trắng trợn.
Nhà hàng OFC - Obama Fried Chicken (Gà rán Obama) đầu tiên ở Trung Quốc được mở vào năm 2011 với logo và biển hiệu cũng "nhái" theo phong cách KFC. Duy chỉ có hình biếm họa của Tổng thống Mỹ Obama đang cười vui vẻ với tạp dề đầu bếp là điểm khác biệt trên tấm biển hiệu.
Tuy nhiên đây cũng không phải là lần đầu tiên Trung Quốc lấy hình ảnh Tổng thống Obama ra để bán gà rán, mà trước đó vào năm 2009, nhà hàng OFC đầu tiên đã được mở ở thành phố Brooklyn, Mỹ nhưng sau đó đã nhanh chóng sập tiệm.
9. Móc chìa khóa động vật sống
Các động vật tí hon được đóng gói trong túi nhựa đổ đầy dung dịch lạ.
Sản phẩm thú vị nhưng cũng đáng sợ nhất mà du khách có thể mua tại Trung Quốc đó là móc chìa khóa động vật sống. Những chú rùa Brazil tí hon hay cá mặt trăng được đóng gói trong túi nhựa hoặc quả bóng nhựa trong đổ đầy một loại chất lỏng dinh dưỡng. Điều kỳ lạ nhất là chất lỏng bí mật này có thể nuôi sống động vật tí hon trong đó từ 3 - 4 tháng.
Một số người mua chúng về làm quà, để lấy may mắn nhưng bên cạnh đó cũng có những người mua về chỉ để với mục đích giải thoát cho những động vật đáng thương thoát khỏi túi nước kinh khủng kia.
Tất nhiên, câu hỏi được đặt ra là những con vật đáng thương đó lấy oxi ở đâu để thở khi túi được đóng kín như vậy. Và bí mật này có lẽ sẽ không được các nhà sản xuất giải đáp.
Sự xuất hiện của móc chìa khóa động vật đã dấy lên một làn sóng phản đối của một số tổ chức bảo vệ động vật tại Trung Quốc. Họ cho rằng đây là một hình thức lạm dụng động vật nghiêm trọng và cần phải xử lý nhanh chóng. 10. Diễn viên doanh nhân người da trắng
Những doanh nhân đóng thế người da trắng đắt show.
Tại Trung Quốc, người da trắng sẽ luôn là những diễn viên đóng thế đắt khách, nhất là trong những sự kiện, cuộc họp, hội thảo...
Theo quan niệm của đất nước này, doanh nhân phương Tây thường là những người thành công, vì vậy nếu một doanh nhân Trung Quốc được đứng bên cạnh, bắt tay và trao đổi, đàm phán với một doanh nhân người da trắng thì đó là một dấu hiệu của địa vị và sự uy tín. Điều đó đã khiến các doanh nhân Trung Quốc thường... thuê diễn viên da trắng đến đóng giả làm doanh nhân phương Tây góp mặt vào những cuộc họp, sự kiện quan trọng. Diễn viên đóng thế chỉ cần đứng cạnh, thi thoảng họ cũng phải diễn thuyết, nhưng đôi lúc chỉ là một vai phụ không quan trọng, chỉ cần hoàn thành vai diễn với một tấm card giả là kết thúc hợp đồng.
Theo diễn viên đã có thâm niên 10 năm làm việc cho một công ty trang sức - Jonathan Zatkin, yêu cầu cho công việc này hết sức đơn giản: là người da trắng, không nói tiếng Trung hoặc chỉ nói khi được hỏi và giả vờ mới xuống máy bay vào ngày hôm trước.