Nuôi cá sống trên mặt đất dường như là một ý tưởng viển vông chỉ có ở trong tưởng tượng nhưng đối với nhóm 3 nhà khoa học của Trường Đại học McGill tại thành phố Montreal, bang Quebec, Canada thì điều này hoàn toàn có thể là sự thật.
Hình ảnh quay chậm di chuyển của cá chình khủng long khi ở trên cạn.
Nhằm mục đích nghiên cứu về sự tiến hóa của tổ tiên loài người, nhóm các nhà khoa học đã nuôi 111 con cá chình khủng long có tên khoa học là Polypterus senegalus, lứa non ở bể cạn trong khoảng thời gian 8 tháng. Trong bể cạn có một lớp sàn lưới phủ đá cuội và chỉ 3mm nước kết hợp với vòi phun sương để đề phòng trường hợp đàn cá cạn nước mà chết.
Một trong số những con cá biết đi trên cạn trong dự án nghiên cứu.
Bà Emily Standen, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, cá chình khủng long có phổi hoạt động đúng chức năng vì vậy có thể thở được trong không khí. Ngoài ra, chúng cũng có mang, nhưng chúng phải tập thở trên cạn để tăng cường sự cung cấp oxy cho cơ thể. Thi thoảng, chúng cũng sử dụng vây để đi trên cạn một cách miễn cưỡng.
Qua nghiên cứu và tìm hiểu, các nhà khoa học đã phát hiện ra, những con cá chình khủng long sống trên cạn thường có dáng đi linh hoạt hơn. Chân của chúng phát triển gần thân hơn và đầu ngẩng cao hơn.
Loài cá chình khủng long được biết đến là loài cá có thể sống trên cạn trong khoảng thời gian nhất định.
Mặc dù đây là một ý tưởng nghiên cứu độc đáo nhưng vẫn không tránh khỏi được những hạn chế trong việc đưa ra kết luận bởi cá chình khủng long không có liên quan trực tiếp với loài cá đầu tiên có thể đi trên cạn.
Được biết, cá chình khủng long hay còn gọi là cá rồng không thực sự là cá chình nhưng là một thành viên của chi Cá khủng long vàng. Chúng rất dễ nhảy và có khả năng sống không cần nước trong một thời gian cho đến khi vảy của chúng không còn ẩm nữa.
(Nguồn: Verge)