1. Cổng địa ngục ở Turkmenistan
Cổng Địa ngục là tên gọi của một mỏ khí thiên nhiên ở Derweze, tỉnh Ahal, Turkmenistanvà, và là một trong những mỏ khí có trữ lượng lớn nhất trên thế giới.
Ban đầu, các nhà khoa học Liên Xô nghĩ đây là một mỏ dầu. Nhưng khi tiến hành khoan vào năm 1971, họ đã nhầm và khoan vào một túi khí. Mặt đất bên dưới dàn khoan bị đổ sụp tạo thành một hố lớn với đường kính 70 mét.
Tuy nhiên, với số lượng lớn khí mêtan thoát ra sẽ tạo ra các vấn đề lớn về môi trường và gây tổn hại to lớn cho người dân của các làng xung quanh, người ta đã quyết định cách tốt nhất là đốt nó. Vào thời điểm đó các nhà địa chất mong muốn khí sẽ cháy hết trong vài ngày nhưng hàng thế kỷ qua nó vẫn tiếp tục cháy.
Trong tháng 4 năm 2010, Tổng thống Turkmenistan, Gurbanguly Berdimuhamedow, đã đến thăm địa điểm và ra lệnh rằng hố này cần phải được lấp, hoặc thực hiện các biện pháp khác để hạn chế ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển các mỏ khí tự nhiên khác trong khu vực.
2.Bờ đường đá khổng lồ ở Ireland
Giant's Causeway là vùng bờ biển thuộc hạt Altrim, Bắc Ireland, Vương quốc Anh. Bờ biển này thu hút rất đông khách du lịch và các nhà nghiên cứu đến đây bởi những cột bazan khổng lồ màu đen được xếp ngay ngắn (ước tính có khoảng 40.000 cột bazan).
Theo truyền thuyết, bờ đường đá này được xây dựng bởi một người khổng lổ. Chuyện kể rằng người khổng lồ Ailen có tên là Finn MacCool bị thử thách phải chiến đấu với người khổng lồ Scotland tên là Benandonner. Chấp nhận lời thách thức, Finn đã xây nên một đường đắp cao trên Kênh Bắc để hai người có thể gặp nhau.
Vào thế kỷ 18 đã có rất nhiều tranh cãi xung quanh việc hình thành các cột bazan này nhưng qua các nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã cho rằng chúng đã được hình thành cách đây khoảng 50 đến 60 triệu năm trước bởi các hoạt động phun trào của núi lửa.
Năm 1986, UNESCO đã đưa Giant's Causeway vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới.
3. Thác máu ở Nam Cực
Hơn một thế kỉ trước, khi nhà địa chất học Griffith Taylor lần đầu tiên khám phá Nam Cực, ông đã tìm thấy một vết màu đỏ kì lạ tràn ra từ mỏm sông băng trông như thác nước. Toàn bộ khu vực này gợi đến hình ảnh của một thác máu.
Nguồn gốc của Thác Máu là một hồ nước mặn bị mắc kẹt dưới dòng sông băng khổng lồ xuất hiện ít nhất là 1,5 triệu năm trước.
Những nhà tiên phong khám phá Nam Cực cho rằng màu đỏ là do có tảo đỏ, nhưng sau đó nó đã được chứng minh là do sự hiện diện của sắt oxit. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng toàn bộ Thác Máu là một hệ sinh thái của vi khuẩn cổ bị mắc kẹt qua hàng thiên niên kỉ dưới lòng đất. Đây là hệ sinh thái của vi khuẩn tự dưỡng hiếm có dưới bề mặt sông băng vì nó không hề nhận được chất dinh dưỡng từ thế giới bên ngoài.
Nhiệt độ của nước trong hồ là -5 độ C, nước rất mặn. Độ mặn gấp 2 đến 3 lần so với nước biển bình thường. Chính vì vậy mà nó không bao giờ đóng băng, nước chỉ có thể từ từ thẩm thấu vào băng khiến cho chúng có sắc đỏ đặc biệt.
Mẫu nước có ít nhất 17 loại vi khuẩn khác nhau và không có oxy, nhưng chúng vẫn sống, vẫn tồn tại trong một môi trường khắc nghiệt với một nhiệt độ cực thấp và ánh sáng mặt trời cũng không thể xuyên qua cả một lớp băng dày nhiều tầng. Duy chỉ có chất sắt và các hợp chất lưu huỳnh là nguồn năng lượng cơ bản nuôi sống cộng đồng vi khuẩn cổ tồn tại qua hàng triệu năm nay. Một vết nứt ở sông băng khiến cho hồ nước ở dưới mặt băng chảy ra, tạo thành thác mà không hề làm ô nhiễm hệ sinh thái.
4.Sông Rio Tinto ở Tây Ban Nha
Là một con sông ở phía tây nam Tây Ban Nha, Rio Tinto nổi tiếng với màu nước đỏ như máu của mình là kết quả của hoạt động khai thác mỏ kéo dài suốt 5000 năm.
Do có nồng độ pH thấp, tính kim loại nặng, dòng sông Rio Tinto được cho là hệ thống sông ngòi bị ô nhiễm nặng nhất trên thế giới. Con sông này đã từng có vai trò lớn trong lịch sử vì đây chính là cái nôi khai sinh ra thời kỳ đồ Đồng.
Ban đầu người ta cứ nghĩ rằng nồng độ pH thấp là do khai thác mỏ đồng, nhưng sau đó người ta phát hiện ra rằng độ pH thấp là kết quả của hoạt động sinh sôi nảy nở của cộng đồng vi khuẩn tự dưỡng và hiếm khí mà không có bàn tay con người tác động vào.
Có ba kim loại nặng chủ yếu được tìm thấy trong dòng sông này là sắt, đồng và kẽm. Nồng độ các kim loại nặng trong nước đã được tìm thấy thay đổi theo mùa. Các mỏ khoáng sản lớn xung quanh khu vực sông Rio Tinto mang đến một quang cảnh giống như trên sao hỏa. Không chỉ có vẻ đẹp của núi non và thung lũng, Rio Tinto còn có cả những ngôi làng gần đó cũng nhuốm một màu đỏ thắm.
5. Cappadocia ở Thổ Nhĩ Kỳ
Thung lũng đá, hay còn gọi là hoodoo tại Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ là một mê cung kì diệu, độc đáo kết hợp giữa thiên nhiên và do con người tạo ra. Say mê và thích thú là cảm xúc thường trực của mỗi du khách lỡ lạc tới vùng đất này. Người ta mải ngắm nhìn những thung lũng đá ở các hình dạng khác nhau từ búp măng non, cây nấm, ống khói của các lâu đài trong truyện cổ tích cho tới hình người đang ngồi… sẽ khám phá ra sự chuyển màu của các tảng đá vào mỗi khi bình minh hoặc hoàng hôn đến.
Khu vực những cột đá có hình thù kì lạ này được hình thành từ hàng ngàn năm trước đây bởi những đợt phun trào núi lửa phủ kín cả thung lũng, kết hợp với sự dữ dội của gió và mưa .
Theo thời gian, người dân ở đây đã tạo nên các hang động, nhà ở và nhà thờ từ chính những cột đá này, đã tạo nên văn hóa và lịch sử phong phú của Cappadocia ngày hôm nay.
6. Hồ nước nóng Blood Pond tại Nhật
Tọa lạc ở thị trấn Beppu, Nhật Bản, Blood Pond là kết quả của khu vực có nồng độ muối sắt cao. Với nhiệt độ lên tới 90 độ C, màu nước đỏ và hơi nước tỏa ra xung quanh, người ta còn gọi hồ nước này là "hồ nước địa ngục". Và tất nhiên hồ nước nóng này chỉ để ngắm chứ không thể tắm được.