Richard Rishi Sowa, một nhà hoạt động môi trường tại Mexico đã tự thiết kế và xây dựng một hòn đảo nổi nhân tạo cho riêng mình với sự trợ giúp của 100.000 chai nhựa.
Đảo Spiral II là hòn đảo nhân tạo thứ hai do Rishi Sowa tự tay thiết kế. Hòn đảo đầu tiên do Rishi Sowa được xây dựng vào năm 1998 tại Puerto Aventuras và sử dụng khoảng 250.000 chai nhựa. Tuy nhiên, thật không may là hòn đảo này đã bị phá hủy vào năm 2005 sau khi cơn bão Emily đi qua. Rishi Sowa quyết định xây dựng lại một hòn đảo khác, nhưng tại một khu vực an toàn hơn.
Các tình nguyện viên giúp đỡ Rishi Sowa thu thập vỏ chai nhựa.
Với sự giúp đỡ của các tình nguyện viên, Rishi Sowa đã thu thập được khoảng 100.000 chai nhựa và tự tay xây dựng “hòn đảo mộng mơ” thứ hai của ông tại Isla Mujeres – một khu vực khá an toàn trong trường hợp thời tiết xấu và bão lớn.
Đảo Sprial II có đường kính khoảng 20 mét, và trông không khác gì một khu resort thu nhỏ, với một ngôi nhà nhỏ, hàng dừa và bãi cát bao quanh 2 bể bơi nhỏ. Tuy có kích thước bé hơn so với hòn đảo trước đó, song Rishi Sowa cho biết, anh có thể mở rộng diện tích của hòn đảo nếu muốn. Là một trong những dự án ấn tượng trong việc tuyên truyền bảo vệ môi trường, Spiral Island II đã thu hút được rất đông đảo các tình nguyện viên tới Mexico giúp đỡ Rishi Sowa trong quá trình xây dựng.
Bản thiết kế "đảo mộng mơ"
Quá trình xây dựng từ tháng 9/2007 đến tháng 4/2008
Một số người tin tưởng rằng
Spiral II là một ví dụ hoàn hảo về việc bảo vệ môi trường, khi nó được xây dựng hoàn toàn từ vật liệu tái chế, nhưng một số người khác lại tranh cãi về sự tồn tại của hòn đảo này. Họ cho rằng nếu hòn đảo này lại bị phá hủy bởi một cơn bão lớn như trước, thì các vật liệu dùng để xây dựng nó (chủ yếu là chai nhựa, cát, thực vật rừng ngập mặn) sẽ làm ô nhiễm vùng biển
Đại Tây Dương.