Khi khí hậu trái đất cứ biến đổi không ngừng, cũng là lúc thảm thực vật bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lượng cây xanh theo đó cũng sụt giảm đáng kể. Tuy vậy, tại Thụy Điển, người ta lại phát hiện ra loài cây có sức sống rất mãnh liệt. Trải qua 9.550 năm, nó vẫn tồn tại vững chãi như một sự thách thức với tự nhiên.
Loài cây vân sam có tuổi thọ 9.550 năm tại phía tây Thụy Điển.
Loài cây này có tên khoa học là Old Tjikko, hay còn gọi là cây Vân Sam, thuộc họ lá kim. Ngoài việc sở hữu tuổi thọ tương đối khủng thì nó còn có chiều cao lên tới 4 mét. Ban đầu, các nhà nghiên cứu nhận định cây này mới chỉ khoảng 600 tuổi, nhưng khi giám định niên đại bằng carbon, họ mới phát hiện bộ gốc của nó đã được 9.550 tuổi.
Giải thích cho vấn đề trên, giáo sư Leif Kullman thuộc Đại học Umeå, Thụy Điển cho biết vân sam vốn là loài cây sinh sản vô tính. Bởi vậy, khi phần thân chết đi, rễ cây sẽ tiếp tục sinh trưởng, tạo ra thân cây mới, đó là lý do vì sao cây có tuổi thọ rất dài.
Được biết, vùng núi cao phía tây Thụy Điển là nơi có khí hậu lạnh lẽo tương đối khắc nghiệt. Để tồn tại lâu dài hẳn không phải là điều đơn giản. Thế nhưng, ngoài “cụ” cây nói trên, nhóm nghiên cứu của ông Leif còn tìm thêm được vài cây vân sam khác có niên đại dao động từ 5.000 – 6.000 năm.
Cây cổ thụ 9.550 năm tuổi do Karl Brodowsky chụp.
Ảnh: Leif Kullman
Ảnh: Patrik Qvist
Ảnh: Petter Rybäck
(Nguồn: National Geographic)