Chuông quý hiếm ở Phú Yên là đồ lưu niệm?

Bee, Theo 10:34 29/06/2012
Chia sẻ

Về <a href="http://kenh14.vn/c44/20120628125728262/xuat-hien-chuong-co-la-hiem-co-hinh-phat.chn" target="_blank">chiếc chuông được cho là “cổ và hiếm” ở Phú Yên</a>, TS Vũ Thế Long (thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam) cho rằng chưa giám định thì không có cơ sở để nói đó là cổ vật.

TS Vũ Thế Long cho biết: “Từ những gì quan sát được trên ảnh thì chiếc chuông được cho là “cổ và hiếm” nói trên không có gì đặc biệt. Dấu tích của vết đúc khá thô, còn lộ đường chỉ ghép các bộ phận của chuông với nhau, hoa văn cũng bình thường”.

Trước một số ý kiến cho rằng, đây “đích thị là chiếc “chuông rung thiên long tam cõi”, là vật dùng để thờ phượng hoàng thuộc hàng đại quý hiếm”, TS Vũ Thế Long đặt câu hỏi: “Cơ sở nào để bảo là cổ và lạ? Là thuộc hàng đại quý hiếm? Thờ phượng hoàng là thờ cái gì? Các nhà khảo cổ đã từng giám định chiếc chuông “cổ và hiếm” là ai?”.

Chiếc chuông được cho là “cổ và hiếm” ở Phú Yên.

“Tất cả phải được giám định đàng hoàng và chứng minh bằng khoa học. Cứ đưa đi giám định sẽ xác định ra được ngay niên đại của chiếc chuông, bàn tán làm gì. Muốn phát biểu, giám định bất cứ vật gì cũng phải nghiên cứu kĩ lưỡng chứ không thể phát biểu theo kiểu cảm tính hay “ước đoán” như thế được, đôi khi làm nhiễu loạn thông tin” - TS Long nói.

Cũng theo TS Vũ Thế Long: “Trông đường chỉ đúc và màu sắc đồng tôi có cảm nhận đây chỉ là chiếc chuông bình thường, là đồ lưu niệm bán cho khách du lịch thôi. Chữ nghĩa khắc trên chuông cũng không rõ ràng, màu sắc lèm nhèm. Tôi cũng đã từng thấy bên Trung Quốc người ta bày bán những chiếc chuông dạng như thế này rất nhiều, chủ yếu làm quà lưu niệm cho khách du lịch”.

Trước đó, như một số báo đã đưa tin, cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên cho biết, ông Nguyễn Bông (sinh năm 1964, trú tại huyện Đông Hòa) đang sở hữu một chiếc chuông cổ thuộc hàng quý hiếm. Chiếc chuông bằng đồng, cao khoảng 14 - 16cm, nặng gần 0,5kg, đường kính lòng chuông khoảng 10cm.

Ông Bông cho biết, năm 2005 ông mua lại chiếc chuông này từ một thanh niên khi đó làm tại công trình Thủy điện Sơn La với giá rẻ. Về nhà ông đem chuông đến nhờ các nhà khảo cổ trong và ngoài tỉnh xem nhằm xác định gốc tích, ký tự, niên đại và giá trị của chuông nhưng do trước đó không một ai thấy chiếc chuông này bao giờ nên không thể giải đáp những thắc mắc của ông.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày