Tại khu tự trị của người Miêu ở Quý Châu, Trung Quốc có một vùng quang cảnh núi đá, suối nước vô cùng đẹp và độc đáo được gọi là "Đá đẻ trứng". Cứ vài thập niên, vách đá này lại cho "thòi" ra ngoài một số viên đá tròn trông giống như những quả trứng khủng long bằng đá nên nó được người dân gọi là đá đẻ trứng.
Những "quả trứng khổng lồ" nhô ra khỏi vách đá Khu vực đá đẻ trứng dài hơn 20m, cao 6m, bề mặt rất mịn và thi thoảng có chỗ trên vách đá lại nổi lên những khối đá tròn và nhẵn bóng có đường kính từ 30-60 cm. Quả trứng đá lớn nhất nặng tới hơn 300 kg.
Theo các nhà khoa học, vách đá này có thể được hình thành hàng triệu năm trước, trong đó canxi các-bo-nát dưới tác động của một số nguyên tố hóa học nào đó đã tập hợp lại với nhau tạo thành những khối đá tròn như thế này.
Hàng triệu năm qua với các hoạt động địa chất, do thời tiết và nước xói mòn, các "trứng đá " dần dần thoát ra khỏi các vách đá và rơi xuống mặt đất.
Do các hoạt động địa chấn và xói mòn,
nhiều "quả trứng" đã rời vách đá và rơi xuống bên dưới như thế này
Những "quả trứng" đá đang dần dần chui ra khỏi vách đá
"Trứng đá" có nhiều kích cỡ khác nhau với đường kính từ 30-60cm
Những khách thăm quan hiếu kỳ cố gắng chạm vào một "quả trứng đá" khổng lồ
Quả trứng đá này có đường kính 60 cm, nặng 300 kg.