Ở Nhật Bản có một loài cây khá thú vị, mang tên Konnyaku. Đây là một giống cây lâu năm mọc nhiều ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt châu Á, còn có tên khác là "konjac" hay "cây lưỡi quỷ".
Cây có hoa rất đẹp và hoàn toàn có thể được dùng để làm cảnh, nhưng phần rễ củ ẩn sâu dưới lòng đất mới là mục đích chính khi người ta trồng loại cây này. Củ thu hoạch lên sẽ được gọt vỏ, sau đó luộc chín, nghiền ra và phơi khô thành bột.
Và từ bột Konnyaku, người Nhật đã làm ra được rất nhiều món ăn cực kỳ hấp dẫn. Nhiều món đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia và làm mưa làm gió trên bản đồ ẩm thực quốc tế. Trong đó, nổi bật nhất là loại bánh mang tên Tama Konnyaku.
Tama Konnyaku - món ăn biết hét
Mặc dù có ngoại hình chẳng mấy nổi trội và hương vị không thuộc hàng cực phẩm nhưng Konnyaku vẫn chiếm được sự mến mộ của thực khách khắp thế giới bởi kết cấu đặc biệt của nó. Sự dẻo dai lạ miệng đồng thời chính là điểm cộng không thể bỏ qua của món ăn này.
Tuy nhiên, đặc điểm khiến người ta đặc biệt chú ý đến Tama Konnyaku, đó là chúng... biết hét khi rán, và thậm chí đó là những tiếng hét cực kỳ thảm khốc. Nếu không tin, xem ngay video dưới dây nhé.
Hãy đeo tai nghe hoặc mở loa các bạn nhé!
Khi rán, chỉ cần ấn đũa dẹt xuống, chiếc bánh Tama Konnyaku sẽ cất lên tiếng hét thất thanh. Tất nhiên không phải những chiếc bánh đang than khóc vì đau đớn đâu.
Dù chưa có một kết luận chính xác nào về hiện tượng này, cách lí giải được nhiều người tán thành nhất là: khi bị ấn xuống, khí và nước phía bên trong thoát ra ngoài qua các lỗ rất nhỏ trên mặt bánh. Sự chênh lệch áp suất hai bên lỗ đã tạo ra âm thanh đặc biệt kia.
Cơ chế này giống như khi ta huýt sáo vậy. Ngoài ra, một số loại thực phẩm khác cũng có thể tạo ra âm thanh này. Chẳng hạn như những miếng thịt trong video dưới đây chẳng hạn.
Konnyaku - cực phẩm đến từ cách chế biến
"Konnyaku" (こんにゃく) trên thực tế là cách gọi chung cho một nhóm các món ăn truyền thống thuộc xứ sở hoa anh đào, gồm 3 dạng phổ biến nhất là Ito Konnyaku, Ita Konnyaku và Tama Konnyaku. 3 tiền tố "Ito", "Ita" và "Tama" chỉ ra đặc điểm riêng của mỗi dạng.
Củ Konnyaku
Ngoài việc tuân thủ đúng công thức, còn rất nhiều bí quyết khác mà chỉ những ai trong nghề mới biết. Chẳng hạn như ở một vài nơi mà đầu bếp vô cùng kén chọn về nguyên liệu, nước được dùng phải là nước tinh khiết được lấy từ tận trên núi cao. Có vậy thì mẻ bột Konnyaku sau này mới đạt đến độ thanh, nhẹ tinh tế như mong đợi.
Hỗn hợp sau khi được trộn đều sẽ được chế biến tiếp theo 3 kiểu chính, tùy theo mục đích của người dùng. Đây là lúc mà mỗi mẻ bột sẽ trở nên rất khác nhau và sẽ có một cái tên riêng.
Nếu bột được ép thành dạng sợi rồi luộc chín, người Nhật gọi đó là Ito Konnyaku (糸こんにゃく, với "糸" có nghĩa là "sợi chỉ"). Đây cũng là nguyên liệu chính cho món mì Shirataki.
Ito Konnyaku
Hỗn hợp cũng có thể được đem nấu sôi và sau đó để lạnh cho đông thành các tảng lớn hình chữ nhật – gọi là Ita Konnyaku (板こんにゃく,với "板"có nghĩa là "tấm"). Chúng sẽ được cắt ra những lát mỏng hoặc miếng nhỏ hình tam giác.
Những anh bạn này thường được ăn theo kiểu xào, kiểu xiên que nướng chấm với sốt đặc trưng hoặc thêm vào các món nước khác.
Ita Konnyaku
Và cuối cùng chính là Tama Konnyaku (玉こんにゃく, với "玉" có nghĩa là "hình cầu") – những viên bột nặn tròn tròn được hấp hoặc rán chín, có thể được ăn kèm trong lẩu Oden hoặc ăn cùng nước tương, mù tạt hoặc sốt teriyaki,…
Và Tama Konnyaku