Kiến tập "kiểu mới" từ Ajinomoto Việt Nam giúp sinh viên không bỏ lỡ cơ hội trong mùa dịch

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 17:30 14/10/2021

Kiến tập trực tuyến kết hợp tham quan thực tế nhà máy ứng dụng công nghệ Virtual Factory Tour 3D/360 từ Công ty Ajinomoto Việt Nam là cơ hội giúp sinh viên có thêm cơ hội học hỏi và kết nối với doanh nghiệp ngay trong mùa dịch.

Kiến tập kiểu mới từ Ajinomoto Việt Nam giúp sinh viên không bỏ lỡ cơ hội trong mùa dịch - Ảnh 1.

Kiến tập trực tuyến "kiểu mới" cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam

Nhằm tăng cường các hoạt động hỗ trợ sinh viên trong mùa dịch và tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận với môi trường nhà máy xanh thân thiện với môi trường, công nghệ sản xuất hiện đại đến từ Nhật Bản, Công ty Ajinomoto Việt Nam đã triển khai chương trình Kiến tập trực tuyến. Chương trình được đông đảo các bạn sinh viên từ nhiều trường đại học tham gia như Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, Trường ĐH Greenwich Việt Nam… Bạn Đào Lâm Ngọc Như, sinh viên ngành Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, Đại học Công nghiệp thực phẩm phấn khởi chia sẻ: "Chương trình kiến tập rất hữu ích và tạo các hoạt động giúp sinh viên năng động hơn vào mùa giãn cách".

Kiến tập kiểu mới từ Ajinomoto Việt Nam giúp sinh viên không bỏ lỡ cơ hội trong mùa dịch - Ảnh 2.

Sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng kiến tập trực tuyến nhà máy Ajinomoto thông qua nền tảng tham quan 3D/360 Virtual Tour

Đây không chỉ là buổi kiến tập để sinh viên lắng nghe các chia sẻ từ đại diện Ajinomoto Việt Nam về quy trình sản xuất, quy trình tuyển dụng, cơ hội việc làm mà đó còn là cơ hội để các bạn quan sát tường tận khung cảnh nhà máy với toàn bộ khâu sản xuất thông qua ứng dụng công nghệ số hóa không gian.

Công nghệ mang tính đột phá áp dụng trong nền tảng tham quan nhà máy từ xa giúp sinh viên tiếp cận với xu hướng tham quan ngoại khóa, học tập "kiểu mới" một cách nhanh chóng, dễ dàng và tiện lợi chỉ với vài cú click chuột.

Kiến tập kiểu mới từ Ajinomoto Việt Nam giúp sinh viên không bỏ lỡ cơ hội trong mùa dịch - Ảnh 3.

Nền tảng cho phép sinh viên tiếp cận nhà máy Ajinomoto với trải nghiệm kiến tập sinh động nhất mà không cần đến nhà máy

Với các ưu điểm này, sinh viên có thể tự mình tham gia kiến tập và bắt đầu hành trình "chu du" đến nhà máy Ajinomoto Việt Nam ngay lập tức bằng cách truy cập vào trang web https://thamquannhamay.ajinomoto.com.vn/ từ điện thoại thông minh hoặc laptop. Sinh viên có thể trang bị thêm kính thực tế ảo để trải nghiệm tham quan sống động hơn. Nền tảng được thiết kế với giao diện dễ thao tác và hoàn toàn miễn phí dành cho tất cả học sinh, sinh viên và người tiêu dùng của Ajinomoto Việt Nam trên toàn quốc.

Kiến tập kiểu mới từ Ajinomoto Việt Nam giúp sinh viên không bỏ lỡ cơ hội trong mùa dịch - Ảnh 4.

Các hoạt động sản xuất được tái hiện một cách chân thật thông qua nền tảng tham quan nhà máy từ xa

Đến với hành trình kiến tập thú vị này, sinh viên được nhân viên nhà máy hướng dẫn thao tác với nền tảng tham quan nhà máy từ xa để khám phá toàn bộ nhà máy theo cách trực quan nhất. Ngoài cảm giác "thích mắt" với khung cảnh 3D sống động của nhà máy, sinh viên có thể "bỏ túi" thêm nhiều kiến thức, thông tin bổ ích liên quan đến quy trình sản xuất, quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… thông qua các hình ảnh, video hấp dẫn tại mỗi điểm tham quan. Bên cạnh đó, sinh viên có thể tương tác thông qua phần giao lưu, giải đáp thắc mắc với đại diện Công ty Ajinomoto Việt Nam, chơi game nhận quà bất ngờ từ nền tảng.

Với nhiều chức năng tiện ích cùng trải nghiệm chân thực, sinh động từ nền tảng, hình thức kiến tập và tham quan nhà máy của sinh viên sẽ trở nên nhiều màu sắc và hấp dẫn đến không ngờ. Một hành trình tham quan mang đến trải nghiệm kiến tập mới lạ chắc hẳn sẽ là cơ hội cực kỳ hữu ích với các bạn sinh viên trong mùa dịch này.

Trong thời gian tới, Công ty Ajinomoto Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với các trường đại học trên toàn quốc hỗ trợ tổ chức các chương trình kiến tập online cho sinh viên, giúp nhà trường và các bạn tiếp tục duy trì hoạt động kiến tập thiết thực và bổ ích này.