Không phải toán chẳng phải văn, thể dục mới thực sự là môn học ác mộng!

Nhật Chung; Minh họa: Bi., Theo Trí Thức Trẻ 00:02 06/10/2016
Chia sẻ

Ai nghĩ thế giống tôi, điểm danh đi!

Dù khối lượng kiến thức rất ít, đã vậy lại còn được vận động không bó buộc trong không gian lớp học nhưng trong suốt bao nhiêu năm qua, môn Thể dục vẫn luôn được xếp vào hàng ám ảnh số một của đời học sinh. Để nói về những bất cập của môn học này thì chắc là... bàn tới Tết cũng chả hết.

Đời học sinh vui hơn cũng là nhờ Thể dục, và "thê thảm" hơn cũng chính vì nó. Dù còn đang đi học hay đã ra trường vài ba năm thì trong kí ức và suy nghĩ của những người trẻ, tiết học thể dục vẫn luôn ngập tràn những bi kịch hài hước và nhiều suy tư như thế này đây!

1. Giáo viên thể dục - nhân vật "nguy hiểm" nhất mọi thời đại

Giáo viên thể dục luôn là cơn ác mộng lớn nhất đối với cuộc đời học sinh. Cảm tưởng thầy giáo thể dục như siêu xay-da. Có thể biết hết tất cả kĩ thuật các môn thể thao trên đời. Từ cầu lông, bóng rổ, đá banh, đá cầu cho đến nhảy dây, bật xa, bật gần, các thể loại chạy bước nhỏ bước lớn. Bi kịch ở chỗ lúc nào các thầy cô cũng bắt học sinh mình phải sở hữu "siêu năng lực" tương tự bằng đủ mọi chiêu trò ví dụ như "khuyến khích" các em chạy 20 vòng quanh sân trường giữa trưa nắng hay chống đẩy 100 cái chỉ bằng một tay chẳng hạn.

Không phải toán chẳng phải văn, thể dục mới thực sự là môn học ác mộng! - Ảnh 1.

"Đến giờ vẫn không thể xác định được những gì hồi đó thầy chỉ là sai hay đúng. Nhưng bản thân thì vẫn không thể chơi bóng rổ, đánh banh hay đá cầu mặc dù hồi đó từ cấp 2 trở đi là lúc nào cũng được học." – Ân Đỗ, sinh viên năm 2 trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM chia sẻ.

Bằng một phép nhiệm màu nào đó, tất cả giáo viên thể dục đều chia thành hai dạng. Một là dễ thật dễ lúc nào cũng tươi cười vui vẻ và thường xuyên nương tay giúp học sinh qua môn dễ dàng. Còn dạng thứ hai là những thầy cô khó đăm đăm, thần thái luôn mang mùi sát khí có thể hạ gục đối phương trong vòng một nốt nhạc và tất nhiên, học với những giáo viên như thế này thì chỉ biết ngậm ngùi hát bài "Không thở được."

Không phải toán chẳng phải văn, thể dục mới thực sự là môn học ác mộng! - Ảnh 2.

"Hai năm trước mình nhỏ con lắm, sức khỏe lại yếu, đã vậy còn hay quên động tác nên thường xuyên bị đem ra trêu chọc trước lớp. Nhiều khi mới vô tiết chưa kịp làm gì đã bị thầy gọi lên làm mẫu, hì hục làm xong thì thầy bảo "Cả lớp không được làm giống em này nha" xong đuổi mình ra góc sân đứng. Cay..." - N. Chung, cựu học sinh THPT N.C.T chia sẻ.

2. Hầm bà lằng cái gì cũng có

Chương trình học thể dục luôn cố gắng đưa rất nhiều môn thể thao vào nhưng không có môn nào thật sự dạy đủ kĩ năng và bài bản. Từ bóng chuyền, bóng rổ, bơi lội, nhảy xà,… - nhìn tổng thể thì món nào cũng có nhưng thật ra đụng đến gì cũng chỉ quơ quào vài ba cái như bọ ngựa múa kiếm chứ cũng không biết gì hơn để mà trổ tài.

Thời đi học, môn thể dục bao giờ cũng là cơn ác mộng! - Ảnh 2.

Đó là chưa nói đến việc có những môn không hề mang lại hiệu quả gì cho nhiều học sinh, chẳng hạn như những bài tập thể dục mà không được hướng dẫn cặn kẽ là động tác phải làm như thế nào để rèn luyện các nhóm cơ nhất định, nên hầu hết đều thực hiện rất đại khái và làm cho xong. Nhiều khi tập mấy năm trời xong ngoắc vô hỏi thử ủa tập chi vậy chắc đến 90% thật thà đáp: "Biết chết liền!"

3. Hứng thú tập luyện là một con số 0 tròn trĩnh

Một bạn trẻ tâm sự: "Hồi đi học cấp 3 mỗi tuần chỉ nôn tới giờ học môn thể dục vì đó có thể gọi là... giờ chơi trá hình. Thường là giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tập 5-10 phút, còn lại là các bạn sẽ chia theo nhóm tự tập với nhau. Và lúc đó cả đám luôn lẻn ra căn tin mua đồ ăn rồi tụ vô góc vừa ăn vừa nói chuyện. Ăn và nói thì nhiều nhưng tập thì ít."

Trò chán đã đành, nhiều trường đến ngay cả thầy cũng chán nản chả buồn dạy nhưng vẫn bắt ép phải làm được cái này làm được cái kia để mà ghi điểm. Học sinh từ đó không ý thức được việc rèn luyện thể lực, sức khoẻ là việc quan trọng mà luôn sợ sệt tìm cách đối phó để không bị môn thể dục của mình khống chế các môn còn lại.

Không phải toán chẳng phải văn, thể dục mới thực sự là môn học ác mộng! - Ảnh 4.

"Mình nghĩ môn thể dục ở các trường Việt Nam trước hết cần phải tạo được sự hứng thú và ý thức trong mỗi học sinh về việc rèn luyện thể chất, nó cần được chú trọng nhiều hơn và cần có những môn bổ ích hơn nếu muốn tiếp cận được với học sinh. Không nên ép buộc học sinh phải học các môn thể thao nhất định mà nên để học sinh lựa chọn theo sở trường, từ đó việc thi cử, đánh giá sẽ nhẹ nhàng hơn và khiến học sinh không còn xem thể dục là một môn vô bổ nữa." - Cao Phan Bảo Trân, cựu học sinh trường THPT Lê Quý Đôn, sinh viên trường RMIT.

"Hồi cấp 3 mình được học môn bơi lội. Môn này mình biết rồi nên rất dễ dàng. Bên cạnh đó cũng có những bạn không biết bơi nhưng đều mong là sau khoá học đó sẽ bơi được. Đến cuối cùng, một lớp nhiều quá, giáo viên thì chỉ có một, không đủ đáp ứng nhu cầu. Thành ra học hay không thì cuối cùng vẫn không biết gì." - Như Phạm, cựu học sinh THPT Hùng Vương.

4. Yếu nhưng vẫn bị bắt ra gió!

Nếu như ở các phòng gym trong các trường cấp 3 ở nước ngoài, mỗi người sẽ được gợi ý những bài tập riêng, thực đơn riêng phù hợp với thể trạng cơ thể, tình trạng sức khỏe, tạng người... thì với môn thể dục tại Việt Nam thì ... đừng có mơ! Tất cả mọi người không phân biệt giới tính, mập ốm khỏe mạnh ra sao đều chung một bài để tập, chung một tiêu chuẩn để đánh giá.

Đức Nguyễn, sinh viên trường Đại học Hoa Sen chia sẻ: "Hừm, đối với một người không có năng khiếu môn thể dục thì việc vô tiết thể dục nó còn dã man hơn kiểm tra mấy môn trong lớp. Nào là ám ảnh với việc thầy cô thể dục không chấp nhận một thằng con trai mà chạy quá chậm, bật xa không được, nhảy dây đá cầu không xong, vấn đề là những thầy cô đó nghĩ là ai cũng làm được mấy môn dễ ẹc đó, con gái còn làm được huống chi một thằng cao mét tám như mình. Trải nghiệm kinh hoàng có lẽ là bài kiểm tra thể lực trong các kì học thể dục ở trường đại học của mình, nào là chạy bền 5km. Nghe là muốn đột quỵ, mình chạy chắc chưa được 1km, còn lại toàn là đi bộ. Kèm theo đó là cái lắc đầu, lời khích bác của giáo viên thể dục."

Không phải toán chẳng phải văn, thể dục mới thực sự là môn học ác mộng! - Ảnh 5.

Bạn Yến Lương, cựu học sinh trường THPT Tam Phước cũng bi kịch không kém: "Hồi đi học thể dục sợ nhất môn đá cầu. Đâu phải ai cũng biết đá đâu, giáo viên đưa ra chỉ tiêu 10 trái là "Đạt" nha, rồi mấy đứa bẩm sinh bị ngu đá cầu hẩy hẩy được 3-4 trái là rớt xuống đất rồi cho con người ta "Không đạt" luôn. Rồi chưa kể nhảy xà. Mức xà thì cao 1m30 mấy đứa lùn lùn có 1 khúc sao mà nhảy qua được chẳng khác gì mần nhục con người ta. Tới bóng chuyền là đau khổ nhất, nhớ cái hồi mới học đánh trời ơi ta nói nó nát luôn cái tay, nó tím hết, có khi đánh trúng vô chỗ xương thì thôi rồi nó thốn nguyên 1 tuần. Túm lại là học thể dục rất nản nhiều khi chỉ muốn bữa đó thầy cô bị bệnh hay đi họp gì đó để được nghỉ cho xong."

5. Học toàn giờ "thiêng"

Các tiết học thể dục thường được sắp xếp vào những khung giờ oái oăm. Một là sáng sớm vừa mới vào trường khoảng 6h30 sáng, đa phần các bạn học sinh giờ này chưa kịp ăn sáng, mở mắt ra còn khó khăn chứ huống hồ gì là vận động tay chân. Khung giờ thứ hai cũng ác liệt không kém đó là giữa trưa khi ánh nắng đổ thẳng xuống đầu.

Không phải toán chẳng phải văn, thể dục mới thực sự là môn học ác mộng! - Ảnh 6.

Một cậu bạn tên Thế Bảo, cựu học sinh trường THPT Phạm Ngũ Lão chia sẻ: "Lên năm lớp 10 xen kẽ tiết thể dục mình còn được học thêm Vovinam. Lúc đầu nghĩ thôi học cho biết để phòng vệ cũng không thiệt thòi gì. Ai dè đâu đến lúc vô học thầy dạy thì qua loa. Cả trăm đứa nhét vô chung một cái hội trường bé tí như cái lỗ mũi. Đã vậy học vào lúc 12h30 trưa, phải mặc cả một bộ võ phục dưới lớp trần tôn nóng đổ lửa. Chưa kịp khởi động mà ai cũng mồ hôi đầm đìa như mới xông hơi về."

6. Học "đúp" suốt bao năm trời

"Hồi đó học cấp 3 tụi mình hay đùa rằng mỗi lần đi học thể dục là lại có cảm giác bị ở lại lớp vì chương trình năm nào cũng y chang nhau. Mỗi lần nghĩ tới những tháng ngày đó là lại nổi da gà vì ám ảnh." Chắc hẳn sẽ rất nhiều bạn học sinh phải gật gù với ý kiến trên. Nếu như chương trình, giáo án của những bộ môn khác còn thay đổi và mới lạ theo từng năm thì với môn thể dục, quanh đi quẩn lại cũng chỉ có vài ba thứ quen thuộc. Chương trình học kém thú vị chỉ có mấy bài học đi học lại. Cấp 1 học chả khác gì cấp 2, cấp 2 lại tiếp tục giống y xì cấp 3. Tuần nào cũng tốn ít nhất 2-4 tiếng cho thể dục. Thử nhân lên trong suốt 12 năm thì sẽ thấy chúng ta đang tiêu tốn thời gian kinh khủng như thế nào.

Không phải toán chẳng phải văn, thể dục mới thực sự là môn học ác mộng! - Ảnh 7.

"Theo mình thì, môn thể dục chỉ nên áp dụng cho cấp 1 với những môn cần thiết như võ thuật, bơi lội. Từ đó, nếu sau này các bạn có đam mê thật sự với thể dục thể thao thì tiếp tục rèn luyện, không thì sẽ dành thời gian học môn khác. Như thế sẽ hiệu quả cho việc học hơn và không mất nhiều thời gian." - một bạn nữ tên Như Phạm, cựu học sinh THPT Hùng Vương đưa ra sáng kiến.

7. Muôn vạn cách "thoát nạn"

"Hồi đó mỗi năm phải tập hai đến ba môn thể thao, thường là cầu lông/ bóng rổ/ bóng chuyền/ đá cầu/ aerobic. Đá cầu là môn học sinh nữ rớt nhiều nhất, dù chỉ bắt đá được 3/10 quả qua lưới và nằm trong vạch mức. Nên tới giờ đá cầu ai cũng căng thẳng tại tập hoài mà không được. Tới lúc kiểm tra thì có tới tầm phân nửa con gái thi lại, trong đó có mình huhu. Stress lắm tại nếu không đạt điểm đậu môn thể dục là có thể bị hạ hạnh kiểm.

Không phải toán chẳng phải văn, thể dục mới thực sự là môn học ác mộng! - Ảnh 8.

Cuối cùng loay hoay mãi mà không đậu, phải đi xin xỏ thầy cho qua. Ba năm cấp ba cứ học kỳ nào học đá cầu là lại phải đi xin nên tự nhiên thấy môn rèn luyện thân thể như thể dục mà khó khăn gò bó cứ như luyện lính í, không khỏe hay thư giãn được bao nhiêu còn mệt óc. Mấy thầy cũng may là hiểu cho học sinh nên nghĩ đủ cách để tụi nó qua được môn. Có một lần thầy Thể dục còn cho mình giải toán đố tính điểm đá cầu nữa đó. Nghe tưởng giỡn chứ thật 100% nha. Mỗi lần nghĩ lại vẫn mắc cười." - Mộng Quỳnh, sinh viên trường RMIT chia sẻ kỉ niệm hài hước của mình với môn thể dục.

Tính nhẩm để lấy điểm, "mua cho thầy li nước đi rồi thầy cộng điểm", hát cho cả lớp nghe một bài nữa đi rồi bỏ điểm 4 hồi nãy - ôi thôi muôn vàn cách không tưởng để lấy được điểm của môn thể dục.

8. Và khi bạn nghĩ rằng chỉ cần học hết cấp 3 thì cơn ác mộng này sẽ qua đi...

Không phải toán chẳng phải văn, thể dục mới thực sự là môn học ác mộng! - Ảnh 9.

...thì số phận tiếp tục tát một cú không thể đỡ được vì bạn sẽ phải gặp lại "người cũ đáng ghét" này khi lên Đại học. Vâng, chính nó! Ngày nào còn đi học thì ngày đó bạn vẫn còn phải đối diện với môn học này. Hãy làm quen với chuyện đó đi!!!

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày