Có một sự thật ta không thể phủ nhận đó là, khoa học phát triển giúp con người ngày một sở hữu nhiều vật dụng tiện ích hơn trong cuộc sống.
Nhưng điều đó không đồng nghĩa các mẹo vặt do người xưa sáng tạo ra không còn giá trị. Mà ngược lại, những mẹo vặt đó vẫn tồn tại và giữ nguyên giá trị cho tới tận ngày hôm nay.
Bạn đặt bàn chân bị bong gân lên cao và dùng vải nhúng nước lạnh để cố định vết thương. Cụ thể, bạn đặt chiếc bình đựng nước lạnh phía trên chân bị đau, 1 đầu mảnh vải nhúng trong bình nước, bình còn lại quấn vào chân. Nước lạnh sẽ thấm theo tấm vải bọc quanh chân có tác dụng giảm sưng tấy tạm thời.
Bạn cho rằng trứng vỡ không thể luộc được bởi lòng trắng trứng sẽ "phun phè phè" ra ngoài? Rất đơn giản, chỉ cần thêm một chút giấm vào nồi luộc trứng mà thôi.
Acid acetic (giấm) kết hợp với albumin trong lòng trắng trứng kết tủa nhanh chóng, phủ kín phần vỏ trứng vỡ nên bạn có món trứng luộc nguyên vẹn.
Khi có gió lớn, chúng ta thường gặp khó khăn khi châm diêm. Tuy nhiên, với tuyệt chiêu trên đây, bạn có thể yên tâm về ngọn lửa mình thắp lên sẽ chẳng hề gì.
Cụ thể, trước khi châm diêm, hãy dùng dao khứa lên que diêm tõe ra như hình vẽ. Diêm cháy - diện tích tiếp xúc với oxy của diêm lớn hơn so với que diêm thông thường. Kết quả là bạn có thể thoải mái sử dụng diêm khi trời có gió mà không sợ lửa nhanh tắt.
Dằm gỗ hay gai nhọn khi găm vào tay sẽ gây khó chịu và đau đớn khi lấy ra. Bạn chỉ cần ấn chặt phần tay bị gai đâm vào một bình nhỏ chứa nước nóng.
Áp lực hơi nước khi đó sẽ khiến tay bạn dính chặt vào miệng bình. Chờ một lúc sau đó, rút tay ra và bạn sẽ thấy chiếc gai tự nhiên chui ra khỏi bàn tay.
Hẳn bạn đã từng gặp trường hợp rút mãi mà 2 chiếc cốc vẫn cứ mắc kẹt chặt và có nguy cơ bị vỡ nếu cố tách chúng ra.
Cách đơn giản và hiệu quả nhất là đổ nước lạnh vào cốc phía trên và ngâm cốc phía dưới vào nước ấm. Hơi nước ấm ở dưới lan tỏa sẽ khiến hai chiếc cốc tự tách nhau ra.
Thời xưa khi chưa có những dụng cụ chữa cháy hiện đại, con người đã biết tới cách sử dụng muối ăn, nước và muối của ammoniac để dập những đám cháy nhỏ phát sinh trong nhà.
Cụ thể, bạn chuẩn bị sẵn hỗn hợp 2 lít nước, 0,45kg muối và 0,225 muối amoni (có thể là (NH4)2CO3). Khi có đám cháy, bạn lập tức ném hỗn hợp này vào lửa. Muối ăn có tác dụng hấp thụ nhiệt và cách ly sự tiếp xúc của đám cháy với oxy trong không khí. Đồng thời, muối amoni cũng sản sinh ra CO2 nên sẽ dập được đám cháy rất nhanh chóng.
Nhìn hình vẽ và bạn có thể thắt dây thừng rồi chứ. Cách đầu sẽ cực hữu ích khi dùng để nâng các vật nặng như thanh gỗ lớn.
Trong khi cách thắt nút thứ 2 sẽ là trợ thủ đắc lực khi nối sợi dây thừng lại với nhau. Và để tăng độ bám chắc cho dây thừng khi buộc lên vật liệu khác, bạn đừng quên cách thắt nút thứ 3 nhé!
Bạn ngâm cuống của bông hoa vào trong nước nóng và để như vậy cho đến khi nước đã nguội hẳn. Sau đó, bạn chỉ cần cắt bỏ phần cuống hoa vừa ngâm và cắm trong nước theo cách thông thường.
Để làm sạch chai lọ thủy tinh, bạn bỏ vào trong chai vài nắm cát cùng nước sạch. Giờ thì bạn bịt nút chai lại và lắc mạnh, cát sẽ giúp bạn làm sạch toàn bộ vết bẩn bên trong chai.
Bạn hãy chà một chút bơ vào một mảnh giấy sau đó hơ trên lửa. Bơ tinh khiết sẽ có mùi thơm nhẹ, tinh tế, trong khi bơ thực vật sẽ có mùi hơi khét, khá khó chịu.
Nếu khăn tay hay quần áo của bạn bị dính mực, bạn hãy nhúng chúng vào sữa ngay lập tức. Sau đó, bạn vò nhẹ một vài lần, vết mực sẽ hoàn toàn biến mất.
Trước khi tháo chiếc nhẫn ra khỏi tay, bạn xát chút ít xà phòng lên ngón tay. Nhờ chất bôi trơn này, nhẫn sẽ được lấy ra một cách dễ dàng không gây đau đớn.
Nguồn: Brightside