Phim ảnh đã dạy cho chúng ta biết rất nhiều thứ, như cách trốn bọn khủng long ăn thịt trong bếp hay cách đối phó với bọn trộm nếu chỉ ở nhà một mình chẳng hạn.
Tất nhiên, không phải cái gì trên phim cũng tin được, vì đó dù sao vẫn là những sản phẩm hư cấu. Ví dụ như phim có thể rất bạo lực, nhưng hậu quả của cái sự bạo lực đó thì thường được cắt giảm tối đa, nên đừng có dại mà bắt chước.
Ngoài ra, có một thứ mà người xem tuyệt đối không nên bắt chước theo phim: phương pháp cứu người. Vì chỉ là công cụ giải trí, phim ảnh thường mắc phải rất nhiều sạn ở lĩnh vực y học.
Điều đáng lo ngại là những kỹ thuật cứu người "sai bét" đang dần dần in sâu vào trí óc của những người xem phim không có kinh nghiệm chữa trị.
1. Ai đó hoảng loạn ư? Tát cái "bốp" vô mặt họ là xong
Khi có người vừa được đưa vào bệnh viện vì bị bắn, y tá sẽ bắt đầu dùng bút "chọt chọt" vào vết đạn trên cơ thể họ. Hay khi có ai đó rơi vào trạng thái hoảng loạn, người xung quanh sẽ xông vào "công kích" họ, như trong phim Airplane! chẳng hạn.
Cảnh "công kích" người hoảng loạn trong phim Airplane!
Các phim như Night of the Living Dead, Buffy hay The Incredibles cũng có cảnh người đang phát hoảng bị tát thẳng vào mặt. Nhưng thực sự, phương pháp "làm cho tỉnh" này cực kỳ phản khoa học.
Hoảng loạn không phải là cơn "phát rồ" ngắn ngủi mà chỉ cần tát vào mặt là xong. Nó là một chuỗi các vấn đề sinh lý và tâm lý, từ thấy hoa mắt, chóng mặt nhẹ, cho tới tức ngực, khó thở, thiếu kiểm soát, ảo giác và mất cảm giác đau. Nếu cứ bị tát, họ sẽ nổi khùng lên và… đập lại bạn luôn.
Ai xem Night of the Living Dead sẽ biết cô nhân vật chính hoảng loạn tới mức nào
Biên kịch của các bộ phim trên chắc đã lấy ý tưởng này từ thời xưa, khi mà giải pháp chữa chứng Hysteria (chứng cuồn loạn) ở phụ nữ thường là tát, làm nghẹt thở, trấn nước, bắt nhốt và bỏ đói họ. Tuy nhiên, không ai để ý rằng hậu quả của phương pháp này là sau đó, họ... phát điên luôn.
2. Muốn đuổi nhân cách thứ hai của mình đi ư? Chỉ cần… kêu nó biến đi là xong
Khi bí ý tưởng, biên kịch phim thường đặt nhân vật vào tình trạng khủng hoảng tinh thần bằng cách tạo ra một phiên bản trái ngược với họ.
Nhờ thế, các biên kịch có thể bộc lộ được chiều sâu tâm lý nhân vật, đồng thời kéo thêm thời lượng phim cho nhân vật giải quyết mâu thuẫn bên trong chính mình.
Cảnh "nửa tốt" và "nửa xấu" tách khỏi nhau trong Once Upon A Time
Để tiêu diệt "nửa xấu" kia của mình, các nhân vật thường phải chờ cho "nửa xấu" đó thoát ra ngoài hoặc tự đi vào tâm trí mình để đánh bại nó. Cái kết thường thấy là "nửa xấu" cuối cùng cũng ra đi, chỉ còn lại "nửa tốt".
Biên kịch các phim này đã đề cập đến một vấn đề khó nhằn: triệu chứng rối loạn đa nhân cách. Nhưng họ chỉ thể hiện bệnh này trên màn ảnh một cách hết sức sơ sài. Trên thực tế, giới y khoa còn chưa hiểu rõ bản chất của chứng đa nhân cách, đừng nói gì đến cách chữa.
Vậy mà trong phim, diễn viên chỉ cần hét lên "Mày không thể điều khiển tao được nữa đâu!" là coi như mọi rắc rối đều tan biến. Đời dễ thế sao? Quên đi!
3. Bị dao hay cung tên đâm hả? Rút ra liền
Chả ai bị cung tên bắn trúng mà tháo ra rồi lấy cây cung đó "trả đũa" người vừa bắn mình như trong phim cả.
Trên thực tế, bạn sẽ chết rất nhanh sau khi trúng tên, không có thời gian mà tựa nhẹ nhàng vào một cái cây nào đó cho đỡ mệt đâu. Dao và cung tên đều được thiết kế để khi rút ra sẽ làm vết thương trầm trọng hơn.
Da thịt bạn lúc đó sẽ dính chặt xung quanh đầu cây cung, khi cố tháo cung ra, chúng sẽ lở loét thêm. Hơn nữa, các gai nhọn gần đầu cung sẽ xoáy sâu vào vết thương nếu cung bị kéo ra.
Và cũng đừng dại mà nốc cả chai rượu rồi tháo cung ra nhé. Rượu sẽ làm thoát hết số máu đông, khiến cho bạn bị mất máu đến chết.
Phương pháp rút cung chính thống là đè mạnh lên vết thương, dùng vải quấn quanh cung, và loại bỏ phần thân cung càng nhiều càng tốt để cung đứng vững, không dao động nhiều làm vết thương nặng thêm.
4. Có ai ngưng thở hả? Lấy cây bút đâm ngay cổ họng họ là xong
Có thể bạn đã từng bắt gặp cảnh phim này: có người bị ngạt thở, một người khác xuất hiện, vạch một lỗ ở cổ họng người kia rồi nhét đầu bút bi vào trong lỗ đó, thế là người ngạt thở được cứu sống.
Như cảnh trong phim Anaconda chẳng hạn
Đúng là có một phương pháp "chữa cháy" như thế, gọi là "mở sụn nhẫn giáp", dành cho những ai ngạt thở vì hẹp khí quản. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên thực hiện trong điều kiện kiểm soát được, nghĩa là có thiết bị y tế đề phòng, hoặc tay nghề người thực hiện phải cực kỳ "cứng".
Vì thấy quá nhiều người lạm dụng phương pháp này, các nhà nghiên cứu đã làm một thí nghiệm kiểm chứng độ hiệu quả của nó trên một cái xác còn mới. Trong số 10 sinh viên khoa y làm thử phương pháp, chỉ có 1 người thành công sau 3 lần thử, 9 sinh viên còn lại thì… làm toác cổ họng cái xác luôn.
Đương nhiên là không ai làm thành công dễ dàng như trong phim rồi. Hơn nữa, nếu cây bút được sử dụng có ống quá rộng, nó sẽ làm phổi thông khí, nhưng đồng thời có thể làm tắt khí quản. Còn nếu cây bút có ống quá nhỏ, phương pháp coi như thất bại.
5. Bị ngộ độc hay chơi thuốc quá liều? Chỉ cần đâm một cây kim vào tim là xong
Phương pháp nghe cũng rất kỳ diệu này được thể hiện trên các phim như Pulp Fiction, The Rock và Firefly.
Cảnh "đâm một phát là tỉnh ngay" trong phim Pulp Fiction
"Tiêm vào tim" từng là một thủ thuật y khoa rất nổi tiếng vào những năm 70 của thế kỷ trước. Đúng là nó có tác dụng, nhưng nếu không cẩn thận, bệnh nhân sẽ chảy máu ở lỗ đâm và chết. Nếu kim tiêm bị trật vào phổi chẳng hạn, họ cũng sẽ chết vì không thở được.
Ngoài ra, phương pháp này còn phải kèm theo kỹ thuật hồi sức tim phổi nữa. Nhưng trong phim, chẳng hiểu sao chỉ cần đâm một phát là nạn nhân tỉnh ngay rồi.
Đến đây là bạn hiểu cái độ hư cấu của phim ảnh rồi đúng không?