Không ai ngờ đến vua Càn Long xưa kia cũng có sở thích... uống trà sữa!

Đ.L, Theo Helino 21:05 14/08/2018

Thời xưa, sữa ở trong cung không phải để tắm mà phục vụ hoàng thượng thưởng thức 1 món ngon giới trẻ ngày nay phát cuồng...

Cao Quý phi - "vựa muối mặn" của Diên Hi Công Lược đã chính thức ra đi. Nhưng trước đó, trong tập 30, nương nương đã kịp hành hạ "cái gai trong mắt" của mình là Ngụy Anh Lạc bằng cách... mang sữa bò đến để bà tắm.

Chuyện này cũng đáng suy ngẫm lắm! Lẽ nào hoàng cung ngày xưa dư dả sữa đến thế sao?

Không ai ngờ đến vua Càn Long xưa kia cũng có sở thích... uống trà sữa! - Ảnh 1.

Cao Quý phi dùng sữa hoang phí...

Thật ra, chuyện người xưa dùng sữa để tắm chẳng biết là có thật sự có hay không. Tuy nhiên, trang South China Morning Post cho rằng, đúng là thời vua Càn Long từng nuôi 100 con gia súc trong hoàng cung để lấy sữa hàng ngày.

Không ai ngờ đến vua Càn Long xưa kia cũng có sở thích... uống trà sữa! - Ảnh 2.

... khiến hoàng thượng bất bình!

Tính trung bình, 1 con bò sữa cho được hơn 20l sữa mỗi ngày, vậy 100 con là có hơn 2.000l sữa. Nhưng đây là với bò sữa thôi, chúng ta chẳng biết Tử Cấm Thành nuôi loại gia súc nào.

Dù vậy, dám chắc mỗi ngày trong hoàng cung đều có lượng sữa khá dồi dào. Nhưng nó nhằm phục vụ cho mục đích "tối thượng" này - làm món trà sữa mà hoàng đế đặc biệt yêu thích!

Trà và trà sữa thời nhà Thanh

Trung Quốc được xem là nơi khởi nguồn của việc uống trà. Đồng thời, trà cung đình cũng là nét văn hóa rất đặc sắc, với vô số loại trà hảo hạng được cống nạp từ nhiều vùng cả trong lẫn ngoài nước.

Trà ở Trung Quốc ngày xưa là thức xa xỉ, dành cho hoàng tộc và quý giá không kém gì... kim cương. (Theo "All about tea").

Không ai ngờ đến vua Càn Long xưa kia cũng có sở thích... uống trà sữa! - Ảnh 3.

Các vật dụng trong một bữa ăn thời nhà Thanh. Vật đầu tiên: bình trà! (Ảnh: SCMP)

Vì thế, bất kì bộ phim hoàng cung nào cũng không quên khắc họa việc uống trà. Ví dụ như Diên Hi Công Lược có chi tiết "thám tử" Thuần Phi nghi ngờ Anh Lạc tẩm độc vào trà. 

Một lần khác, Anh Lạc dùng mưu khiến hoàng thượng uống trà nóng lại ăn nho lạnh, dẫn đến "tào tháo rượt". Hay Nhàn Phi "giả bộ" đi lấy sương mai, dâng cho hoàng hậu thưởng trà...

Những cài cắm nói trên khá nhỏ thôi nhưng cần thiết, vì triều Thanh được xem là có nhiều điểm mới mẻ trong nền văn hóa uống trà lâu đời của Trung Quốc.

Không ai ngờ đến vua Càn Long xưa kia cũng có sở thích... uống trà sữa! - Ảnh 4.

Những tách trà cũng được cho lên sóng khá nhiều trong "Diên Hi"

Người Mãn Châu cai trị triều nhà Thanh có 3 kiểu uống trà cơ bản. Thứ nhất, do du nhập từ các bộ lạc phương Bắc thời xa xưa nên họ có thói quen uống trà kết hợp sữa.

Điều này dễ hiểu thôi, phương Bắc giá lạnh, các bộ lạc lại sinh sống chủ yếu bằng săn bắn hay chăn thả gia súc nên cần uống trà nóng để giữ ấm, kết hợp với sữa (nguồn tự cấp) để tăng dinh dưỡng. Lối uống trà này cũng tương đồng với người Mông Cổ hay Tây Tạng.

Thứ hai, người Mãn Châu lại học người Nữ Chân uống trà với ăn bánh ngọt và hoa quả. Thứ ba, học theo người Hán chỉ uống trà nóng đơn thuần, nhưng lại đi kèm việc bàn luận chính sự, gia sự hay đàm đạo thơ phú.

Nói tóm lại, khi muốn đàm đạo, làm thơ thì hoàng đế nhà Thanh sẽ uống trà nóng. Còn ở những buổi tiệc có phần thân mật hơn, hoàng thượng sẽ uống trà sữa, có thể đi kèm với tiệc nhẹ.

Không ai ngờ đến vua Càn Long xưa kia cũng có sở thích... uống trà sữa! - Ảnh 5.

Bình trà sữa, ấm trà, ấm trà hình khúc cây và tách uống trà thời nhà Thanh

Để phục vụ cho nhu cầu này, sữa được vắt mỗi ngày sẽ mang đến nhà bếp. Ở đây họ lọc sữa, chế biến thành bánh ngọt (chỉ được làm vào mùa xuân - thu) và chừa lại phần nhiều cho việc uống trà.

Theo ghi chép thời vua Khang Hi, người pha trà sẽ dâng lên vua và các a ca tách trà sữa nâu. Sau đó mới đến lượt các đại thần, họ có thể dùng trà sữa hay trà tùy ý.

Đặc biệt, vua Càn Long là người rất thích uống trà (sữa)! Ông không dùng bữa ở một cung phòng nhất định mà bất kì lúc nào - ở đâu, chỉ cần ra lệnh thì nhà bếp sẽ mang món ăn, trà, sữa đến. 

Có khi vua thích được dâng lên một bình trà đen với một bình sữa riêng để tự mình pha lấy. (Theo sách "Food: The History of Taste" cho biết).

Không ai ngờ đến vua Càn Long xưa kia cũng có sở thích... uống trà sữa! - Ảnh 6.

Bộ uống trà xách tay thời vua Càn Long

Vào những năm tháng sau này, khi Càn Long có ý định thoái vị, một đại thần đã hỏi vua rằng: "Quốc gia không thể thiếu người bất kì ngày nào cả, phải làm sao đây?". Vua đáp: "Vậy làm sao trẫm có thể không uống trà trong một ngày?". Chuyện này do sách "Tea and Chinese Culture" ghi lại, còn hàm ý của vua như thế nào thì chúng ta phải tự suy đoán thôi.

Nhưng có thể chắc rằng, Càn Long là vị vua... rất thích uống trà. Ông và hậu cung đều uống trà sữa mỗi ngày. Và trong 60 năm trị vì thì có đến 48 năm vua mở tiệc trà linh đình, mỗi năm một lần.

Trà sữa: từ nhà Thanh đi quanh thế giới?

Trà bắt nguồn từ Trung Quốc - đây là điều đã được nhiều người công nhận. Thế nhưng bạn nghĩ sao nếu món trà sữa mà chúng ta mê mẩn ngày nay cũng được phổ biến nhờ triều đại nhà Thanh?

Ở phương Tây, nhiều người tin rằng nước Anh là nơi khởi nguồn của việc cho sữa vào trà. Tuy nhiên, theo sách "All about tea" và nhiều nguồn khác nói rằng, trà chỉ du nhập đến Anh năm 1660.

Trà sữa kiểu Anh và trà sữa trân châu

Mà trước đó vài năm, một nhà thám hiểm người Hà Lan là Jean Nieuhof đã đến Trung Quốc, và được thưởng thức trà sữa cung đình trong tiệc trà của vua Thuận Trị. Sau đó ông đem lối uống trà này phổ biển dần dần ở châu Âu.

Không ai ngờ đến vua Càn Long xưa kia cũng có sở thích... uống trà sữa! - Ảnh 8.

Nhà thám hiểm Jean Nieuhof

Vậy có lẽ nào - món trà sữa (dù có từ lâu) nhưng chính là phổ biến nhờ triều Thanh? Nó từ nhà Thanh đến nước Anh rồi vòng quanh thế giới?

Trong một không thời gian khác, đến đầu thập niên 80 ở Đài Loan, dù món trà sữa đã có từ lâu nhưng người ta bắt đầu phổ biến chuyện thêm đá, uống lạnh và đặc biệt có thêm trân châu. Và như bạn đã biết, món uống này vẫn chưa hề hạ nhiệt cho đến ngày nay.

Hóa ra, trà sữa tuy đơn giản mà cũng có lịch sử lâu đời, kỳ thú thật đấy nhỉ?

Nguồn: SCMP, Tea and Chinese Culture, History of Taste...