Khỉ rú (Howler monkey) được mệnh danh là loài vật sống trên cạn to mồm nhất. Tiếng rú rĩ của chúng có âm lượng lên tới 140 deciben, tương đương tiếng súng hoặc pháo nổ. Không ngạc nhiên lắm khi khỉ rú đực dùng khả năng đặc biệt này để hấp dẫn khỉ rú cái.
Mới đây, một nghiên cứu khoa học đăng tải trên Current Biology cho thấy một sự thật thú vị: Con khỉ rú nào càng to mồm, 2 viên tinh hoàn của nó càng héo hon và hạn chế về mặt kích thước.
Cụ thể, sau khi so sánh kích thước tinh hoàn của cả trăm cá thể khỉ rú, một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Cambridge đã đi đến kết luận này.
"Chúng tôi phát hiện ra khỉ rú đực có xương móng (phần xương hình móng ngựa nằm trên đường giữa mặt trước cổ ở giữa cằm và sụn giáp) lớn, giọng trầm, thường có tinh hoàn nhỏ hơn. Thường sống trong quần thể toàn con cái...", Leslie Knapp - nhà nghiên cứu linh trưởng kiêm tác giả của nghiên cứu cho biết.
"Khỉ rú đực với xương móng nhỏ hơn thường sống trong các quần thể có nhiều con đực, tinh hoàn lớn hơn".
Theo nhóm nghiên cứu, đây là bằng chứng cho thấy sự đối nghịch trong khả năng tạo ra âm thanh và sản xuất tinh trùng ở khỉ rú.
Khỉ rú: Càng to mồm, tinh hoàn càng nhỏ
Tiếng kêu của khỉ rú hoang dã ở Coasta Rica
Knapp còn chỉ ra, những con khỉ rú to mồm phải luôn cố gắng rú to nhất có thể để tạo thế độc quyền trong quần thể toàn con cái.
Nghiên cứu đã gợi lên tầm nhìn về những anh chàng thích lớn tiếng, đi xe phân khối lớn, nẹt pô và trêu chọc phụ nữ trên đường. Tóm lại, câu nói "thùng rỗng kêu to" được chứng minh là đúng bằng toán học và vật lý học, giờ nó cũng đúng với cả thế giới động vật, ít nhất là khỉ rú. "Cái thùng" mà ta nói đến ở đây là tinh hoàn.
Theo Motherboard