Chúng ta biết rằng, trầm cảm sau sinh là 1 chứng bệnh khá phổ biến và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Bởi theo các chuyên gia, thời gian sau khi sinh con, người phụ nữ trở nên vô cùng nhạy cảm, tâm sinh lý bất thường, hay quên quên nhớ nhớ, nghĩ ngợi lung tung, tủi thân... Lúc này, họ có thể có những hành động hơi bất thường, có khả năng gây nguy hại đến mình và người xung quanh.
Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng, chính những thói quen tưởng chừng vô hại của người chồng lại càng khiến bệnh tình của vợ ngày 1 nặng thêm. Cụ thể là thói quen để nhà cửa bừa bộn, ở bẩn của người chồng.
Thói quen để nhà cửa bừa bội của chồng khiến người vợ dễ bị stress nặng.
Theo nghiên cứu tại Trung tâm Đời sống hàng ngày và gia đình (CELF), khi người phụ nữ liên tục phải nhìn đống bừa bộn trong nhà, quần áo bạ đâu bỏ đấy, giấy tờ vương vãi khắp nơi hay bồn rửa bát ú ụ toàn bát đĩa... hormone stress cortisol sẽ gia tăng nhanh chóng.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hormone cortisol có thể giết chết, làm teo và ngừng sản sinh các neuron thần kinh mới trong bộ phận của não - hồi hải mã (hippocampus). Hippocampus rất quan trọng đối với việc ghi nhớ và điều khiển cảm xúc và giúp ngừng gây ra stress sau khi căng thẳng chấm dứt.
Không những thế, bị stress thường xuyên còn làm teo phần vỏ não trước trán. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến việc đưa ra quyết định, điều khiển hành vi, gia tăng nỗi lo sợ, cơn giận, đôi lúc có hành động bất thường.
Cùng với lượng hormone nội tiết tố cơ thể phụ nữ thay đổi đột ngột sau khi sinh, lượng máu, huyết áp giảm khiến cơ thể luôn có cảm giác mệt mỏi, lo lắng, cực dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh.
Ngoài ra, nghiên cứu của trường Vệ Sinh và Y Học Nhiệt đới ở London (London School of Hygiene and Tropical Medicine) còn cho thấy mối nguy hại từ việc bạo hành của người chồng và chứng trầm cảm sau sinh của người vợ.
Kết luận này được tiến sĩ Karen Devries cùng đồng nghiệp đưa ra sau khi tiến hành khảo sát và quan sát 36.000 người trong một khoảng thời gian dài. Các tình nguyện viên được điều tra về mối quan hệ giữa vấn đề bạo lực gia đình, trầm cảm và việc cố gắng tự tử.
Trong quá trình phân tích, giới nghiên cứu phát hiện ra, bạo lực đối với phụ nữ do người chồng gây ra sẽ làm tăng gần gấp 2 lần khả năng mắc bệnh trầm cảm sau này của họ.
Bạo lực gia đình này bao gồm cả bạo lực tinh thần (mắng mỏ, lạnh nhạt, không quan tâm đến cảm xúc của vợ...) hay bạo lực tay chân (đánh đập vợ...).
Vì thế, thay vì cằn nhằn, quát thét... thì các ông chồng nên nhẹ nhàng, chia sẻ, quan tâm đến vợ nhiều hơn. Kẻo khi phụ nữ rơi vào thể trầm cảm sau sinh thể nặng có thể xuất hiện những hành động bột phát, khó lường.
Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí y học PLoS Medicine (Mỹ).
Nguồn: NCBI