“Khi nào thì 4 - 1 = 5?” - Câu trả lời của ứng viên duy nhất được lựa chọn khiến tất cả "vỡ òa": Thế sự khó đoán, người linh hoạt mới ứng phó được việc ngoài dự liệu

Thiên An, Theo Nhịp sống kinh tế 08:35 08/11/2021
Chia sẻ

Khi đi xin việc, nhà tuyển dụng thường chọn lọc các ứng viên thông qua kiến thức, trình độ, học vấn của họ nhưng đa số tất cả mọi người đều phải trải qua vòng phỏng vấn. Đây là cơ hội để chúng ta thể hiện bản thân, “rao bán” bản thân với nhà tuyển dụng.

Lưu Hâm là một sinh viên mới ra trường, hồ sơ của anh vô cùng sáng sủa, chuỗi thành tích đáng nể khiến người ta không thể rời mắt. Hơn nữa, trong số các phỏng vấn viên hôm nay còn có một đàn anh khóa trên của anh. Lưu Hâm cũng đã tìm hiểu qua trong số các ứng viên chỉ có 3 người là có thể cạnh tranh với anh, thành tích ưu tú của bản thân khiến anh vô cùng tự tin.

Khi bắt đầu buổi phỏng vấn, đàn anh khóa trên khẽ gật đầu với Lưu Hâm. Ban đầu, nhà tuyển dụng chỉ hỏi anh một vài câu hỏi thường gặp và Lưu Hâm tất nhiên đã trả lời vô cùng suôn sẻ.

Tuy nhiên, sau đó bỗng có một vị sếp lên tiếng: “Khi nào thì 4 - 1 = 5 ?”. Lưu Hâm nghe xong liền ngỡ ngàng, tự hỏi liệu nó có liên quan gì đến công việc hay sao? Anh quan sát xung quanh thì thấy mọi người cũng đang ngơ ngác giống như mình.

Yên lặng một lúc, đột nhiên có tiếng vọng lại từ một góc của căn phòng: “Bất cứ hình phẳng nào có 4 góc, cắt đi một góc thì sẽ trở thành hình có 5 góc”.

“Khi nào thì 4 - 1 = 5?” - Câu trả lời của ứng viên duy nhất được lựa chọn khiến tất cả vỡ òa: Thế sự khó đoán, người linh hoạt mới ứng phó được việc ngoài dự liệu - Ảnh 1.

Quả nhiên một người có thành tích xuất sắc như Lưu Hâm cuối cùng lại không trúng tuyển. Người duy nhất được nhà tuyển dụng lựa chọn lại chính là người đưa ra được câu trả lời trên, thậm chí anh ta còn không được chú ý từ đầu. Có thể thấy, trong quá trình phỏng vấn, có rất nhiều vấn đề nằm ngoài dự liệu của bạn. Vậy đối với một người mới đi làm, bạn nên đối diện với việc này như thế nào?

Khi đi phỏng vấn đừng tự giới hạn tư duy của bản thân

Có nhiều người sau khi gặp phải các câu hỏi của nhà tuyển dụng liền nảy sinh tâm lý phản kháng, họ không muốn gặp phải những câu hỏi "xoắn não" như vậy nữa. Thực ra, điều này xuất phát từ việc họ đã tự hạn chế tư duy của bản thân.

Trước các buổi phỏng vấn, nhiều người đã tự chuẩn bị các câu hỏi xoay quanh kiến thức đời thường, ví dụ như: “Tại sao nắp cống thoát nước lại có hình tròn?”. Đây là một trong những điều vẫn luôn hiển hiện trong cuộc sống, tuy nhiên lại chẳng có mấy ai để ý và tìm hiểu lý do tại sao nó lại như vậy.

Đối với những câu hỏi này, một câu trả lời thông thường tuy không sai nhưng trong phỏng vấn, bạn không chỉ phải trả lời đúng mà còn phải xem câu trả lời của bạn có xuất sắc hơn những người khác không? Vậy làm thế nào để có câu trả lời xuất sắc hơn người khác? Làm thế nào để rèn luyện tư duy cho bản thân để vượt ra khỏi giới hạn suy nghĩ thông thường?

Trước hết, bạn phải tìm cho mình một hướng suy nghĩ đúng đắn, nắm được trọng điểm của những câu hỏi này, tìm ra mối liên hệ giữa câu hỏi và công việc mình ứng tuyển, sau đó suy nghĩ xem nên trả lời như thế nào, tại sao 4 trừ đi 1 lại bằng 5? Rốt cuộc nguyên lý của nó là gì? Suy nghĩ thật kỹ rồi đưa ra câu trả lời ngắn gọn nhất.

Những câu hỏi hiếm gặp là để phát hiện tiềm năng ở ứng viên

Những câu hỏi tưởng dễ mà khó, tưởng khó mà dễ này đã khiến rất nhiều người bỏ cuộc. Có những người mãi không hiểu nổi, rõ ràng đó là những câu hỏi không liên quan đến công việc, nhưng cũng chỉ vì không trả lời được chúng mà họ bị nhà tuyển dụng đánh trượt.

Thực ra những câu hỏi như vậy lại thường phải ánh được tư duy logic, quan điểm và khả năng biểu đạt của một người. Ứng viên trả lời câu hỏi 4 - 1 = 5 ở trên là một ví dụ.

Trước tiên, khi nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi, khi tất cả các ứng viên khác còn đang hoài nghi về câu hỏi thì anh ta đã suy nghĩ xem phép tính này sẽ xảy ra trong trường hợp nào.

Tiếp theo, bản thân anh ta đã có tư duy cực tốt, đối với một câu hỏi đưa ra theo hình thức tính toán số học, anh lại không dùng tư duy số học để suy nghĩ mà lại liên tưởng đến hình học. Cuối cùng, anh ta dám nói ra quan điểm của mình dù lúc đó tất cả mọi người còn đang ngỡ ngàng, thậm chí nghi ngờ về tính logic của câu hỏi.

Trong công việc, điều đa số nhân viên cần làm là giải quyết vấn đề chứ không phải nghi ngờ liệu vấn đề có tồn tại hay không. Một câu hỏi nhỏ như vậy sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được khả năng làm việc, tư duy logic và năng lực biểu đạt của ứng viên.

“Khi nào thì 4 - 1 = 5?” - Câu trả lời của ứng viên duy nhất được lựa chọn khiến tất cả vỡ òa: Thế sự khó đoán, người linh hoạt mới ứng phó được việc ngoài dự liệu - Ảnh 2.

Người xưa có câu: “Thế sự khó đoán”, trong công việc cũng vậy, chúng ta vĩnh viễn không thể biết được chuyện gì sẽ xảy ra. Những câu hỏi thông thường liên quan đến chuyên môn chúng ta có thể tìm hiểu kỹ và tập luyện trước khi phỏng vấn, vì vậy mà nhà tuyển dụng không thể phán đoán được năng lực thật sự của ứng viên thông qua những câu hỏi này.

Chỉ có những câu hỏi đột phá mới có thể giúp họ thấy được năng lực thật của ứng viên. Duy trì tư duy linh hoạt trong mọi trường hợp là cách tốt nhất để bạn ứng phó với những câu hỏi ngoài dự liệu.

Vượt qua vòng phỏng vấn không có nghĩa là mọi thứ đã “ổn thỏa”

Phỏng vấn chỉ là bước đầu trong quá trình chọn lọc nhưng dường như nhiều người lại cho đó là thử thách cuối cùng họ phải vượt qua. Thực tế, vượt qua vòng này không có nghĩa là mọi thứ đã “ổn thỏa”, mà đây chính là bước khởi đầu mới, bạn phải vứt bỏ những thành tựu đã qua, đứng tại vạch xuất phát và nỗ lực, phấn đấu lại từ đầu.

Bạn tưởng rằng mình chỉ cần vượt qua vòng phỏng vấn đầy cạnh tranh là có thể yên tâm đi làm và nhận lương hàng tháng. Tuy nhiên, bạn lại không nghĩ tới việc sau khi được nhận vào làm, bạn sẽ có kế hoạch ra sao cho công việc của mình, rất nhiều công việc, rất nhiều vấn đề dồn dập cần bạn giải quyết...

Vậy làm thế nào để có thể đối diện với những vấn đề đó?

Thứ nhất, biết rõ vị trí hiện tại của bản thân, hiểu rõ trình độ nghiệp vụ của bản thân, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, như vậy bạn mới có thể phát hiện và giải quyết vấn đề.

Thứ hai, xác định rõ mục tiêu của bản thân. Nếu đi làm chỉ để thăng chức, tăng lương, vậy thì trình độ nghề nghiệp của mình đã đủ chưa? Mình đã cho lãnh đạo thấy được năng lực, ưu điểm của mình chưa? Đồng thời, bạn cũng phải biết quan sát cách các lãnh đạo xử lý công việc, từ đó có thể học hỏi, trau dồi các kỹ năng cho bản thân.

Thứ ba, làm chủ cảm xúc chứ đừng để cảm xúc chi phối. Khi đi làm, thời gian là tất cả, chịu thiệt là điều vô cùng bình thường, nhưng nếu mang tâm trạng tiêu cực đi làm, ngay cả những người ưu tú nhất cũng sẽ khó hoàn thành tốt công việc.

Một người thông minh sẽ biết cách để điều tiết bản thân để không bị tâm trạng chi phối. Vạch rõ mục tiêu, kế hoạch, thay đổi tâm thế, bắt đầu mọi việc với tâm thế thoải mái và cầu thị, mọi việc sẽ vận hành hiệu quả hơn.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày