Xem các thí nghiệm "run cầm cập" ở Nam Cực

Quốc Trung, Theo Mask Online 12:00 24/09/2012

Tất cả những thí nghiệm này đều diễn ra ở khu vực có nhiệt độ dưới âm độ C...

Nam Cực là lục địa duy nhất không có cư dân thường xuyên sinh sống. Thế nhưng, hoạt động nghiên cứu khoa học tại vùng đất này luôn diễn ra đầy sôi động. 

xem-cac-thi-nghiem-run-cam-cap-o-nam-cuc

Có thể coi những lớp băng ở Nam Cực là “quyển nhật ký” ghi lại biến động về khí hậu của Trái đất. Trong ảnh, nhà khoa học đang theo dõi một lõi băng được khoan lên từ lòng Nam Cực. 

Bằng cách phân tích những bọt khí bị mắc kẹt trong lớp băng này, các nhà khoa học có thể biết được khí quyển của Trái Đất cách đây 100.000 năm như thế nào. 


xem-cac-thi-nghiem-run-cam-cap-o-nam-cuc

Những tinh thể băng phát ra các màu sắc khác nhau dưới thiết bị lọc ánh sáng. Tùy theo góc của tinh thể so với mặt cắt mà mỗi tinh thể có một màu riêng, khiến mảnh băng trông như một bức tranh kính màu sặc sỡ. 

Xác định độ dày của những tinh thể băng này, các nhà khoa học có thể biết được thời gian bọt khí bị mắc kẹt trong lớp băng. 


xem-cac-thi-nghiem-run-cam-cap-o-nam-cuc

Một hố băng được Mặt trời chiếu sáng. Phần phía trên và phía dưới có màu tối do các lớp tuyết rơi vào mùa Đông, còn phần giữa màu sáng hơn được tạo thành bởi các lớp tuyết mùa Hạ. 

Bằng cách đếm số lớp băng sáng - tối liên tiếp nhau, người ta có thể xác định chính xác độ tuổi của từng lớp băng. 


xem-cac-thi-nghiem-run-cam-cap-o-nam-cuc

Ở nơi tận cùng về phía Nam có chim cánh cụt sinh sống. Hình ảnh những chú chim cánh cụt tại Cape Royds. Tuy sống chủ yếu ở các biển băng, chim cánh cụt thường tìm các vùng đất không đóng băng để đẻ trứng. 

Các nhà khoa học nhận thấy gần đây, số lượng chim cánh cụt tại vùng này tăng lên, trong khi số chim ở bán đảo Nam Cực lại giảm xuống. Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa có ý kiến thống nhất về nguyên nhân xảy ra hiện tượng này. 

Một trong những lý giải được đưa ra là tình trạng ấm lên toàn cầu. Nhiệt độ tăng lên khiến cho độ ẩm tăng cao tại vùng bán đảo Nam Cực. Hậu quả là tuyết rơi dày hơn tại vùng này và buộc chim cánh cụt phải di cư để tìm nơi đẻ trứng mới. 


xem-cac-thi-nghiem-run-cam-cap-o-nam-cuc

Một hố sâu 2,4km được các nhà khoa học sử dụng để nghiên cứu hạt neutrino. Neutrino là một hạt sơ cấp có khối lượng vô cùng nhỏ, trung hòa về điện và ít chịu ảnh hưởng của lực hấp dẫn. Do vậy, neutrino có thể đâm xuyên qua Trái đất của chúng ta một cách dễ dàng. 


xem-cac-thi-nghiem-run-cam-cap-o-nam-cuc

Thiết bị đặc biệt dùng để phát hiện những hạt neutrino phóng ra từ Mặt trời, đi xuyên qua Trái đất từ cực Bắc đến cực Nam. Một số hạt neutrino va chạm với các hạt nhân nguyên tử trong băng và giải phóng ánh sáng màu xanh lam với cường độ cực yếu mà chỉ thiết bị cực nhạy này mới có thể phát hiện.


xem-cac-thi-nghiem-run-cam-cap-o-nam-cuc

Dải thung lũng McMurdo Dry tại Nam Cực là một trong những nơi lạnh và khô nhất trên Trái đất. Tuy nhiên, địa điểm này lại thích hợp để nghiên cứu về các hành tinh khác trong hệ Mặt trời. Các nhà khoa học cho rằng, địa hình tại đây rất giống với địa hình trên Sao Hỏa cách đây 3 tỉ năm. 


xem-cac-thi-nghiem-run-cam-cap-o-nam-cuc

Một quả bóng thám không dùng để đo nhiệt độ, áp suất không khí và hướng gió tại Nam Cực. Bên cạnh đó, bóng thám không còn đo nồng độ các chất khí như O2 và CO2 trong khí quyển. Nhờ những quả bóng này, các nhà khoa học kết luận Nam Cực là nơi có không khí sạch nhất trên Trái đất. 


xem-cac-thi-nghiem-run-cam-cap-o-nam-cuc

Không khí khô và lạnh ở Nam Cực là điều kiện lý tưởng để đặt các kính viễn vọng. Chiếc kính viễn vọng trong ảnh bắt đầu hoạt động từ năm 2007 với nhiệm vụ đo các sóng cực ngắn từ vũ trụ, dấu tích còn sót lại của vụ nổ Big Bang. 

Từ đó, các nhà khoa học đã tìm ra vị trí của các dải thiên hà mới bởi chúng làm nhiễu các bức xạ cực ngắn đến với chúng ta.


Bạn có thể xem thêm:
xem-cac-thi-nghiem-run-cam-cap-o-nam-cuc
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày