Thám hiểm Nam Cực thời xưa: Kinh hoàng, phi thường

Gabby, Theo Mask Online 00:00 27/12/2012

Năm 1911, 31 nhà thám hiểm đã dấn thân vào cuộc hành trình tới Nam Cực nhưng chỉ có 1 người sống sót trở về...

Năm 1911, đoàn các nhà thám hiểm do Douglas Mawson dẫn đầu đã cùng nhau lên đường tới Nam Cực. Họ thực hiện một trong những chuyến thám hiểm vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại: Khám phá những vùng đất bí ẩn ở Nam Cực. 

Hãy cùng theo lại dấu chân của họ, để phần nào trải nghiệm cảm giác phiêu lưu có 1-0-2 qua những tấm ảnh vô cùng quý hiếm dưới đây.

Thám hiểm Nam Cực thời xưa: Kinh hoàng, phi thường 1

Douglas Mawson (30 tuổi) là một trong những nhà thám hiểm dày dạn kinh nghiệm. Ông trở thành trưởng nhóm thám hiểm AAE (Australasian Antarctic Expedition), gồm 31 thành viên, có nhiệm vụ thám hiểm khí tượng, địa chất, sinh học, khí quyển tại một khu vực rộng khoảng 3.218km2. Đó chính là Nam Cực - nơi mà chưa từng ai đặt chân tới. 

Thám hiểm Nam Cực thời xưa: Kinh hoàng, phi thường 2

Đoàn thám hiểm được chia thành nhiều đội nhỏ, mỗi đội 3 người. Chỉ có duy nhất 2 người trong số họ đã từng tới Nam Cực, số còn lại thì chưa hề hoặc thậm chí là lần đầu tiên nhìn thấy tuyết. Hình ảnh trên đây chính là một trong số các đội nhỏ đó: Archibald Hoadley, Sydney Jones, Geogre Dovers (lần lượt từ trái sang).

Thám hiểm Nam Cực thời xưa: Kinh hoàng, phi thường 3

Điều kiện thám hiểm là vô cùng ngặt nghèo, gian khổ. Vào mùa hè, để xây dựng một chiếc lều nhỏ như thế này trong tình trạng tuyết rơi và gió không ngừng phải mất tới hơn một giờ đồng hồ. Mùa đông, sức gió khủng khiếp hơn, lên tới tận hơn 320km/h, nhiệt độ thì thấp xuống tới mức -28 độ C.

Thám hiểm Nam Cực thời xưa: Kinh hoàng, phi thường 4

Hình ảnh đại bản doanh của cả đoàn khám phá, cách khu vực thám hiểm khoảng 2.896km. 18 người đàn ông đã ở đây, ăn uống, sinh hoạt, làm việc, chế tạo bản đồ, thử nghiệm trong suốt cuộc hành trình. 

Để thư giãn, họ thường chơi bài, ăn chocolate hay lắng nghe người đội trưởng Mawson đọc to cuốn sách yêu thích của bản thân.

Thám hiểm Nam Cực thời xưa: Kinh hoàng, phi thường 5

Là biểu trưng cho sức mạnh và sự bền bỉ, với bộ lông dày ấm áp giúp ngăn ngừa cái lạnh, giống chó Husky ở Greenland đã được đoàn thám hiểm lựa chọn để kéo xe. 

Sau cuộc hành trình kéo dài hơn 3 năm, 38 chú chó tham gia thám hiểm chỉ còn vỏn vẹn 2 con sống sót trở về.

Thám hiểm Nam Cực thời xưa: Kinh hoàng, phi thường 6

Blizzard - một chú Husky Greenland con được sinh ra trong chính cuộc hành trình khám phá cực Nam Trái đất. Tuy nhiên, thật không may, giống như hầu hết các con khác trong đàn, Blizzard đã bị giết thịt khi những nhà thám hiểm không còn đủ thức ăn để sống sót.

Thám hiểm Nam Cực thời xưa: Kinh hoàng, phi thường 7

Chim cánh cụt Adélie cũng là nguồn cung cấp thực phẩm chính cho đoàn thám hiểm cùng với chó Husky Greenland. Không những thế, nó còn là trò tiêu khiển giải trí cho rất nhiều thành viên trong đoàn. Họ thường nấp sau chim cánh cụt, rồi bất ngờ đẩy chúng xuống nước lạnh.

Thám hiểm Nam Cực thời xưa: Kinh hoàng, phi thường 8

Nhóm được cử đi khám phá phía Đông Nam Cực gồm Mawson, nhà vô địch trượt tuyết Thụy Sĩ - Xavier Mertz và Belgrave Ninis - phục vụ trong quân đội Hoàng gia Anh. Họ bắt đầu lên đường từ tháng 11/1912 với mục tiêu chính là lập bản đồ và xác định bờ biển Nam Cực.

Sau hơn 35 ngày thám hiểm, họ đã vượt qua quãng đường hơn 482km, phát hiện ra nhiều điều thú vị. Không may, chuyến đi này thực sự không an lành. Trong ba người, duy nhất chỉ còn lại Mawson sống sót cuối cùng sau một vụ tai nạn.

Thám hiểm Nam Cực thời xưa: Kinh hoàng, phi thường 9

Thảm kịch xảy ra ngày 14/12 năm ấy, Douglas Mawson cùng các đồng nghiệp đã chủ quan trước một hố băng - vốn bị che lấp bởi những cây cầu tuyết. Belgrave Ninnis - một thành viên trong đoàn đã bị hố băng sâu ấy nuốt chửng, cùng với 6 con chó, hầu hết đồ ăn, lều trại và các thiết bị quan trọng khác.

Thám hiểm Nam Cực thời xưa: Kinh hoàng, phi thường 10

Hai thành viên còn lại may mắn sống sót. Để tồn tại, họ phải tự đào những hố tuyết để chống lạnh và ăn thịt những con Husky còn lại. Nhưng, khi mọi thứ cũng dần cạn kiệt, Xavier Mertz đã không thể trụ vững được cho tới khi đoàn cứu hộ tới. Ông đã chết do đói và cảm lạnh.

Thám hiểm Nam Cực thời xưa: Kinh hoàng, phi thường 11

Phần về Douglas Mawson, khi chỉ còn một mình, với nghị lực phi thường, ông đã vượt qua khó khăn, quay trở lại được gần với khu vực cắm đại bản doanh ban đầu. 

Tuy nhiên, tàu cung ứng Aurora - chiếc phao cứu sinh duy nhất cho đoàn thám hiểm đã rời neo khỏi mũi Denison, quay trở lại Australia trước khi Mawson tới 5 giờ đồng hồ.

Thám hiểm Nam Cực thời xưa: Kinh hoàng, phi thường 12

May mắn cho người đội trưởng, vẫn còn lại 6 người được bố trí tìm kiếm nhóm của Mawson. Ông được đoàn cứu hộ phát hiện trong tình trạng tồi tệ, hốc hác và gần như sắp chết. 10 tháng sau, tàu Aurora quay lại, Mawson trở về Australia như một người hùng dân tộc.

Thám hiểm Nam Cực thời xưa: Kinh hoàng, phi thường 13

Một vài năm sau cuộc hành trình xấu số, Douglas Mawson thăm lại những hiện vật sót lại của quá khứ tại phòng trưng bày ở Adelaide: xe trượt tuyết, xe kéo, lều… 

Ông qua đời năm 1958 và vào năm 1961, Australia đã cho ban hành hình một con tem để tưởng nhớ 50 năm cuộc hành trình huyền thoại do ông lãnh đạo năm xưa.
 

Bạn có thể xem thêm:

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày