"Vò đầu bứt tai" với 9 ảo ảnh thị giác đánh lừa tất cả bộ não trên thế giới

J, Theo Trí Thức Trẻ 15:53 22/02/2016
Chia sẻ

Não bộ của chúng ta rất dễ bị các ảo ảnh thị giác đánh lừa. Và kể cả bạn có biết mình đang bị lừa cũng đành chịu bất lực thôi.

Chúng ta nhìn được mọi thứ là do ánh sáng chiếu đến vật rồi phản xạ lại mắt, sau đó não bộ phân tích thông tin rồi tạo ra hình ảnh - ít nhất thì đó là những gì đã được khoa học lý giải và chứng minh.

Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng não bộ rất dễ bị đánh lừa bởi những hiện tượng mang tên "ảo ảnh thị giác" - optical illusion. Và dưới đây sẽ là một số ảo ảnh thị giác chứng minh cho các bạn thấy rằng đôi lúc, chúng ta không nên tin vào mắt của mình.

Khoảng trống bí ẩn trong bức hình này ở đâu ra?

Các hình vẽ sau đây rõ ràng có diện tích không đổi. Vậy tại sao khoảng trống bí ẩn kia lại xuất hiện?

Vò đầu bứt tai với 9 ảo ảnh thị giác đánh lừa tất cả bộ não trên thế giới - Ảnh 1.

Sự thực là mắt của chúng ta đã bị đánh lừa. Hệ số góc của 2 hình tam giác nhỏ trong bức hình đã thay đổi khi di chuyển. Sự thay đổi này rất nhỏ nên mắt chúng ta đã không thể nhận ra. Và đó chính là lý do khiến hình tam giác to còn lại đột nhiên xuất hiện một khoảng trống rất khó hiểu.


2 "cục gạch" sau đây di chuyển lần lượt?

Hai "cục gạch" xanh vàng trong bức hình sau đây cho cảm giác như đang di chuyển lần lượt. Nhưng thực chất, chúng di chuyển cùng lúc với nhau.

Vò đầu bứt tai với 9 ảo ảnh thị giác đánh lừa tất cả bộ não trên thế giới - Ảnh 3.

Nguyên nhân là vì các sọc đen trắng. Theo các chuyên gia lý giải, sở dĩ có hiện tượng này là do hình ảnh sọc đen trắng đã góp phần bẻ cong nhận thức về chuyển động của não bộ.


Bạn nhìn thấy cô gái trong hình đang quay về hướng nào?

Trái hay phải trả lời nhanh nào?

Vò đầu bứt tai với 9 ảo ảnh thị giác đánh lừa tất cả bộ não trên thế giới - Ảnh 5.

Câu trả lời là cả hai. Ảo giác này có tên gọi là "ảo giác bóng đổ" - silhouette illusion. Các chuyên gia giải thích, sở dĩ cô gái có thể đổi hướng là vì não bộ của chúng ta thiếu đi các dữ liệu về chiều sâu.

Thực chất, đây chỉ là bức ảnh 2D và cô gái chỉ di chuyển sang hai bên. Tuy nhiên, cách thể hiện hình ảnh cũng như bóng đổ trong bức ảnh khiến não bộ không thể phân biệt, và kết quả là cô gái... quay.

Bằng chứng cho chuyện này có thể thấy trong bức hình dưới đây. Người ta đã thêm các dữ kiện về chiều sâu để xác định rõ hướng quay của hai cô gái hai bên. Và khi bạn nhìn vào một trong hai cô, não bộ sẽ tự động xác định hướng quay của cô gái ở giữa.

Vò đầu bứt tai với 9 ảo ảnh thị giác đánh lừa tất cả bộ não trên thế giới - Ảnh 6.


Ảo giác những vòng tròn chồng chéo

Bạn cảm thấy những vòng tròn dưới đây chồng chéo lên nhau, giống như một đường xoắn ốc? Nhưng chỉ cần nhìn kỹ, bạn sẽ nhận ra chúng không hề giao nhau tại bất kỳ điểm nào.

 

Sự sắp xếp lộn xộn giữa các hình vuông đã đánh lừa não bộ của chúng ta, làm bóp méo đi hình dạng tổng thể của bức ảnh.

Hiện tượng tương tự cũng xảy ra trong bức hình dưới đây: hai vòng tròn tưởng như méo xẹo, nhưng thực ra rất hoàn hảo. Tất cả là do não bộ của chúng ta dễ bị đánh lừa mà thôi.


Ảo giác biến "soái ca" thành dị nhân

Dù là Brad Pitt, Tom Cruise hay Angelina Jolie... tất cả sẽ trở thành "dị nhân" khi bạn nhìn thẳng vào dấu cộng ở giữa bức hình này.

Vò đầu bứt tai với 9 ảo ảnh thị giác đánh lừa tất cả bộ não trên thế giới - Ảnh 11.

Hiệu ứng này được lý giải là do hệ quả từ quá trình phân tích so sánh 2 khuôn mặt trong não bộ. Thông thường, khi nhìn thẳng, não bộ sẽ quét từ từ các chi tiết trên gương mặt để nhận diện.

Tuy nhiên khi chạm đến tầm nhìn biên của mắt, các thông tin sẽ được xử lý nhanh hơn. Chưa kể, việc đặt 2 gương mặt cạnh nhau sau đó thay đổi liên tục sẽ khiến những khác biệt trên gương mặt trở nên thật nổi bật.

Do đó, hầu hết các đặc điểm giúp phân biệt người với người như cằm bạnh, trán cao, gò má cao... đều bị biến dạng.


Ảo giác bàn cờ bị méo

Bức hình sau đây cho cảm giác bàn cờ bị méo hẳn đi sau khi thêm vào các dấu "+"

Vò đầu bứt tai với 9 ảo ảnh thị giác đánh lừa tất cả bộ não trên thế giới - Ảnh 13.

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra lời giải thích cho hiện tượng ảo giác này, tuy nhiên nhiều người đang nghiêng về giả thiết "nhiễu họa tiết": Bộ não con người tin rằng bàn cờ này là một dãy các họa tiết phẳng. Chính sự xuất hiện của các dấu "+" đã làm nhiễu động hình ảnh truyền đến mắt, dẫn đến rối loạn và vô tình tạo nên hiệu ứng chúng ta được chiêm ngưỡng.


Ảo giác "trong mơ" mạnh nhất lịch sử loài người

Hãy nhìn vào hình ảnh sau đây trong 30s.

Vò đầu bứt tai với 9 ảo ảnh thị giác đánh lừa tất cả bộ não trên thế giới - Ảnh 15.

Sau đó, hãy xem hình ảnh dưới. Bạn sẽ thấy căn phòng dường như đang chuyển động.

Vò đầu bứt tai với 9 ảo ảnh thị giác đánh lừa tất cả bộ não trên thế giới - Ảnh 16.

Căn nguyên của mọi chuyện đến từ phần vỏ não thị giác, hay cụ thể hơn là một nhóm tế bào chuyên xử lý các hình ảnh chuyển động tại đây.

Khi quan sát ảnh tĩnh, tất cả tế bào chuyển động sẽ được giữ ở mức thấp, khiến chúng ta xác định được sự vật đang đứng yên. Nhưng khi nhìn vào vòng xoáy chuyển động, các tế bào này sẽ hoạt động rất tích cực để xử lý thông tin.

Chính vì vậy, chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, những tế bào này bắt đầu cạn năng lượng, hay nói cách khác, não bộ của chúng ta sẽ trở nên mệt mỏi. Tuy nhiên, tế bào cảm nhận chuyển động quay sang phải sẽ mệt nhanh hơn, do đó chúng ta sẽ thấy vạn vật quay sang trái.


Ảo giác thay đổi tốc độ chuyển động chỉ bằng lòng bàn tay

Dưới đây là hình ảnh chuyển động trên hành lang. Tuy nhiên, lấy tay che hai bức tường, bạn sẽ thấy bức hình chuyển động chậm hơn. Và nếu chỉ che hành lang ở giữa bạn sẽ làm tăng tốc chuyển động của bức hình.

Vò đầu bứt tai với 9 ảo ảnh thị giác đánh lừa tất cả bộ não trên thế giới - Ảnh 18.

Nguyên nhân là vì những hình ảnh chúng ta đang thấy thực chất chỉ là hình ảnh trong quá khứ, do não bộ cần ít nhất khoảng 1/10 giây để xử lý và chuyển đổi các tín hiệu thu được.

Khi che đi hai bức tường, não bộ sẽ chỉ xử lý hình ảnh về chiều sâu rồi dự đoán các chuyển động tiếp theo, nên chúng ta cảm thấy tốc độ chậm lại. Còn khi che đi hành lang, não bộ chỉ có thể dựa vào đèn tường để dự đoán quá trình chuyển động. Việc thoắt ẩn thoắt hiện quá nhanh của các dữ kiện này đã khiến tốc độ chuyển động tăng lên.

Các tay đua trên thế giới cũng lợi dụng ảo giác này để đánh giá đúng hơn tốc độ của mình.


Bức hình này có màu hay không màu?

Hãy nhìn thẳng vào chấm đỏ ở giữa bức hình này trong 10s.

Vò đầu bứt tai với 9 ảo ảnh thị giác đánh lừa tất cả bộ não trên thế giới - Ảnh 20.

Bạn thấy sao? Có phải sau khi bức hình chuyển thành đen trắng, bạn vẫn nhìn thấy nó có màu? Nhưng chỉ cần chớp mắt, mọi thứ lại trở thành bình thường.

Nguyên nhân thực ra không có gì đặc biệt. Theo các chuyên gia lý giải, chúng ta cảm thụ được màu sắc là nhờ các tế bào hình nón - thụ thể cảm thụ hình ảnh trong võng mạc. Một người bình thường sẽ có 3 loại tế bào này, chịu trách nhiệm cảm nhận 3 loại sóng ánh sáng: xanh lục, xanh lam và đỏ. 3 loại tế bào sẽ hoạt động nhịp nhàng, cảm nhận sóng ánh sáng rồi gửi tới não bộ xử lý. 

Tuy nhiên khi tiếp xúc với một màu sắc quá lâu, tế bào cảm thụ màu đó sẽ bị "mệt" và tê liệt tạm thời. Lúc này, mắt chúng ta sẽ sử dụng các tế bào còn lại để thay thế, dẫn đến hiện tượng thay đổi màu sắc của hình  ảnh. Bức ảnh sau đây cũng cho hiện tượng tương tự.

Vò đầu bứt tai với 9 ảo ảnh thị giác đánh lừa tất cả bộ não trên thế giới - Ảnh 21.

Nguồn: Distractify

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày