Nghiên cứu mới đây được công bố trên Global Change Biology đã cho thấy cơ chế liên quan đến việc thay đổi tỷ lệ giới tính ở thế hệ con của loài cá san hô.
Theo đó, các chuyên gia đã chỉ ra, cha mẹ của các loài cá san hô khi sống trong môi trường nước với nền nhiệt độ cao có khả năng điều chỉnh
giới tính của con non.
Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Jennifer Donelson cho biết: "Tìm hiểu về khả năng các loài đáp ứng và đối phó với nền nhiệt độ môi trường gia tăng là chìa khóa để dự đoán những hậu quả sinh học của sự nóng lên toàn cầu".
Cụ thể, giới nghiên cứu nhận thấy, nền nhiệt độ trung bình nước vào mùa hè tăng 1,5 độ C sẽ làm giảm tỷ lệ cá cái được sinh ra tới 30%.
Tuy nhiên, tỷ số giới tính nữ của con non được khôi phục khi cá bố, mẹ được nuôi ở nhiệt độ thấp hơn. Theo các chuyên gia, việc tỷ lệ cá thể cá cái giảm có thể gây sự tổn hại đặc biệt vì tốc độ tăng trưởng dân số sẽ hạn chế theo.
Nghiên cứu trước đây tập trung vào những thay đổi trong thời gian nuôi và cách cư xử, thay đổi vị trí làm tổ để đối phó với sự ấm lên của Trái đất. Nhưng nghiên cứu này, chúng tôi đi tìm lời giải về việc liệu khả năng thay đổi giới tính này có di truyền và ảnh hưởng đến hành vi của cha mẹ khi xác định giới tính hay không.
Tiến sĩ Donelson nói rằng: "Một phần không nhỏ số cá thay đổi tỷ lệ giới tính ở nền nhiệt tăng 3 độ C so với điều kiện trung bình, thậm chí ở hai thế hệ cá sau đó, sự thay đổi này vẫn tiếp diễn".
Tiến sĩ Philip Munday đến từ Trung tâm ARC - người tham gia nghiên cứu cho hay: "Những gì chúng tôi biết là đại dương đang ấm lên và nghiên cứu này mang tầm quan trọng lớn trong việc giảm tác động của biến đổi khí hậu đến các loài sinh vật biển. Chỉ cần xác định chính xác cách thức các loài cá san hô điều chỉnh giới tính của mình như thế nào, chúng tôi sẽ có những hướng nghiên cứu mới trong việc bảo tồn các loài sinh vật biển".
Nguồn: ScienceDaily