Vào tháng 12/1972, các phi hành gia trên tàu vũ trụ Apollo 17 của NASA đã thực hiện chuyến hạ cánh xuống Mặt trăng lần thứ 16 và cũng là chuyến bay có người lái cuối cùng đến hành tinh này trong lịch sử. Chỉ huy Eugene Cernan và phi công Harrison Schmitt đã thực hiện 3 cuộc thám hiểm trong suốt quá trình 75 giờ họ ở trên mặt trăng. Trong chuyến đi này, họ đã tiến hành thu nhập các mẫu địa chất cùng các thiết bị khoa học có thể gây cháy nổ khác.
Mặc dù khi hạ cánh, Schmitt là người sau cùng đặt chân lên Mặt trăng nhưng anh lại trở vào phi thuyền trước viên chỉ huy Cernan nên đã giúp Cernan được chính thức công nhận là người cuối cùng từng đặt chân lên Mặt trăng.
Mỗi ngày tại thành phố Chennai ( Ấn Độ ) có những người được gọi là “katibs” chuyên cần mẫn ngồi viết tay những tin tức diễn ra trong ngày ra thứ ngôn ngữ bản địa của họ để sau đó đem đi in thành báo. Báo Muslman là tờ báo buổi tối dày 4 trang được viết hoàn toàn bằng tay trước khi được in ra hàng loạt bằng máy in. Các “katibs” thông thường hay để lại một góc nhỏ ở trang bìa để phòng trường hợp có những tin tức mới nhất phải thêm vào những phút cuối cùng.
Đây là tờ báo bằng ngôn ngữ Urdu lâu đời nhất và có số lượng độc giả là 22.000 người mỗi ngày. Nó được coi là tờ báo viết tay duy nhất còn tồn tại trên thế giới.
Cụ bà 85 tuổi Boa Sr, người cuối cùng biết thứ ngôn ngữ bản địa Aka Bo hay thường gọi là Bo đã qua đời vào ngày 10/1/2010 mang theo thứ ngôn ngữ này vĩnh viễn biến mất trên Trái đất. Cụ Boa Sr là người của Đại bộ tôc Andaman sinh sống trên quần đảo Andaman, Ấn Độ và cũng là người duy nhất trong số gần 52 cư dân địa phương còn lại trong làng của bà biết thứ tiếng Bo này. Chính vì vậy, việc bà mất đi cũng đồng nghĩa với việc đây là ngôn ngữ thế giới gần đây nhất chính thức bị tuyệt chủng.
Ngôn ngữ “tuyệt chủng” khác hẳn với ngôn ngữ chết vì ngôn ngữ chết như tiếng Latinh hay tiếng Phạn vẫn được lưu giữ và bảo tồn bởi các học giả nghiên cứu về chúng. Trong khi đó, những ngôn ngữ “tuyệt chủng” thì hầu như vĩnh viễn biến mất khi người bản xứ cuối cùng biết thứ tiếng đó qua đời. Người ta ước tính rằng một nửa trong số 6.000 ngôn ngữ đang được sử dụng trên thế giới sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong vòng 200 năm nữa.