Nhiều năm qua, hàng nghìn người đã bị lừa khi đến thăm viện bảo tàng Chinon, nơi được cho là trưng bày di hài của Jeanne d'Arc, một nữ anh hùng người Pháp.
Trên thế giới, còn vô vàn cổ vật giả mạo đang tồn tại song song với tàn tích của hàng ngàn năm trước. Tại viện bảo tàng Royal Ontario đã diễn ra cuộc triển lãm mang tên "Hàng giả" và trong thời gian tới những đồ vật này sẽ lần lượt đem đi trưng bày tại tất cả các viện bảo tàng ở Canada.
Hóa thạch bọ ba thùy: Giả
Bọ ba thuỳ là động vật chân đốt với bộ xương ngoài cứng, có đốt. Chúng xuất hiện trong kỷ Cambrian, cách đây 570-505 triệu năm và phát triển mạnh trong khoảng 300 triệu năm. Nằm trong số các loài động vật hoạt động nhiều nhất dưới biển, chúng di chuyển khắp đáy biển nông và thỉnh thoảng đào bới trầm tích.
Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ, một con bọ ba thùy có 18 đốt ở phần ngực. Tuy nhiên, trong mảnh hóa thạch này, người ta đếm được một bên 13 và một bên 15. Rõ ràng sự mất cân đối này chúng tỏ đây chỉ là đồ giả.
Hóa thạch bọ ba thùy: Thật
Đây mới thực sự là hóa thạch của loài bọ ba thùy. Tất cả các yếu tố như các đốt ở ngực, khớp, hình dạng đều trùng khớp với nghiên cứu của các nhà khoa học. Hóa thạch này được mua từ một nhà sưu tập và rồi sau đó tặng cho bảo tàng Royal Ontario.
Bức chạm khắc Pharaoh: Giả
Những đồ Ai Cập cổ thường đánh lừa những người không am hiểu về khảo cổ. Không chỉ có bức phù điêu Pharaoh này, mà hiện nay có rất nhiều đồ vật khác tràn ngập trên thị trường.
Bức chạm khắc Pharaoh: Thật
Ảnh trên đây mới là sản phẩm thật từ thời Ai Cập cổ đại. Nếu nhìn kĩ và so sánh, ta có thể thấy rõ những điểm khác biệt giữa đồ giả và đồ thật.
Ví dụ, những nét chạm trổ rất sắc nét, không thô kệch như "hàng nhái". Vả lại, trải qua thời gian dài, bức phù điêu bằng đá phải bị bào mòn đi chứ không thể nhẵn mịn như bản sao của nó.
Quặng vàng: Giả
Nếu đơn giản chỉ là nhìn bằng trực quan, người thường hoàn toàn có thể bị đánh lừa rằng đây là quặng vàng thật. Trên thực tế, vàng thật luôn nặng hơn "hàng giả" bởi lẽ trong bảng tuần hoàn hóa học, vàng được xếp vào nhóm nguyên tố nặng. Bởi lẽ vàng giả thường được làm bằng kim loại khác và mạ một lớp vàng bên ngoài.
Quặng vàng: Thật
Vàng được tìm thấy trong quặng được tạo ra từ đá với các phần từ vàng rất nhỏ hay cực nhỏ. Quặng vàng này thường được tìm thấy cùng thạch anh hay các khoáng chất sulfide.
Chúng được gọi là "mạch" trầm tích. Vàng tự nhiên cũng có dưới hình thức các bông tự do, các hạt hay những quặng vàng lớn đã bị ăn mòn khỏi đá và kết thúc trong các trầm tích phù sa (được gọi là trầm tích cát vàng). Những loại vàng tự do đó luôn nhiều hơn tại bề mặt các mạch có vàng do ôxi hoá các khoáng chất kèm theo bởi thời tiết, và việc rửa trôi bụi vào các con suối và dòng sông, nơi nó tụ tập lại và có thể được hoạt động của nước liên kết lại với nhau để hình thành nên các cục vàng.