Nam Phi chống săn trộm tê giác bằng chip và DNA |
AFP đưa tin, những luật mới ban hành ở Nam Phi sẽ chỉ cho phép thợ săn giết một con tê giác trắng mỗi năm. Nếu người đăng ký săn tê giác tới từ một nước không có công cụ pháp lý để ngăn chặn tình trạng buôn bán sừng tê giác thì các quan chức sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng. Sừng là phần thưởng mà người đăng ký săn tê giác được phép mang về nước.
Tê giác trắng Nam Phi.
Theo các luật mới, những người được phép săn tê giác tại Nam Phi phải là thành viên của một hiệp hội thợ săn được chính phủ tại đất nước họ công nhận. Ngoài ra họ còn phải nộp sơ yếu lý lịch và bản sao hộ chiếu.
Sừng tê giác mà thợ săn mang về sẽ được gắn chip. Nhân viên gắn chip sẽ lấy một phần nhỏ của mẩu sừng để đối chiếu trong trường hợp sừng được trao đổi. Các thợ săn phải xuất trình một loại giấy cho phép họ buôn bán sản phẩm từ những động vật bị đe dọa.
Mọi tê giác được bán hay di chuyển sẽ được gắn chip trong vai trái và hai sừng. Tất cả sừng mà thợ săn được phép cắt phải được gắn chip. Trong trường hợp tê giác chết tự nhiên, các quan chức cũng phải gắn chip vào sừng của chúng sau khi cắt.
Tất cả sừng có chiều dài hơn 5cm phải được đánh dấu bằng một số, ngày và khối lượng. Những thông tin đó sẽ được lưu trữ trong kho dữ liệu quốc gia. Mẫu máu và sừng của tê giác sống sẽ được thu thập để chính phủ phân tích DNA của chúng và đưa kết quả phân tích vào hồ sơ của từng con.
448 con tê giác bị giết trộm tại Nam Phi trong năm ngoái và số tê giác bị giết từ đầu năm tới nay là 171. Những kẻ săn tê giác trái phép thường cắt sừng của chúng để bán tại châu Á - nơi một bộ phận người dân nghĩ rằng sừng tê giác có thể chữa ung thư và nhiều bệnh nan y khác, bất chấp sự phản đối của giới khoa học.
Hồi đầu tháng 4, giới chức Nam Phi thông báo họ bác tất cả đơn xin săn tê giác của 23 người mang quốc tịch Việt Nam trong năm nay. Bộ trưởng Molewa cho biết, bà lo ngại các thợ săn Việt Nam sẽ bán sừng tê giác thay vì giữ làm tài sản riêng theo quy định của luật pháp Nam Phi.
(Nguồn tham khảo: Khoahoc)
Hố đen là một trong những không gian kỳ lạ nhất của vũ trụ bao la. Vì có kích cỡ lớn mà nó làm biến dạng không gian, thời gian và vì có mật độ vật chất dày đặc mà tâm của nó được gọi là “điểm vô hạn” hay “điểm kỳ dị”. Đó cũng là nơi tối đen như mực do không một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng, có thể thoát khỏi nó. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chẳng may rơi vào một hố đen như thế?
Khi bước vào hố đen, cơ thể bạn sẽ dần bị kéo căng. Lực hút mạnh hơn khi bạn tiến gần đến trung tâm hơn. Lực này được gọi là lực thủy triều đại dương, Charles Liu, một nhà vật lý thiên văn làm việc tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ cho biết.
Liu giải thích rằng khi một vật thể đi qua “chân trời sự kiện” của hố đen (bề mặt ảo xung quanh hố đen), ánh sáng không thể thoát ra được nữa và khi vật thể tiến gần hơn đến điểm kỳ dị, các lực thủy triều đó sẽ càng mạnh, kéo dài vật thể và xé tan nó.
Hố đen – một trong những không gian kỳ lạ nhất của vũ trụ.
Trong một hố đen có kích thước nhỏ (tương đương Trái Đất chẳng hạn), lực thủy triều sẽ nhanh chóng kéo toạc cơ thể bạn khi bạn còn chưa kịp vượt qua chân trời.
“Nhà vật lý thiên văn người Anh Sir Martin Rees gọi quá trình này là spaghettification (tạo mì ống). Cuối cùng, bạn cũng chỉ là một dòng hạt nguyên tử bị xoáy vào trong hố đen mà thôi”, Liu nói.
“Bởi vì gần như ngay lập tức bộ não của bạn sẽ tách ra thành các nguyên tử cấu thành nên nó, bạn sẽ có ít cơ hội “chiêm ngưỡng” bên trong hố đen", Liu nhận định.
Trong trường hợp này, bạn có thể trải nghiệm những ảnh hưởng của sự cong không-thời gian được đề cập đến trong lý thuyết tổng quát về tính tương đối của Einstein. “Trước hết, bạn đạt tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng khi rơi vào lỗ đen, di chuyển nhanh hơn qua không gian nhưng lại chậm hơn qua thời gian. Sau khi vượt qua “chân trời sự kiện”, bạn vẫn có thể thấy các vật bên ngoài nhưng bên ngoài thì lại không thể nhìn thấy bạn vì ánh sáng trong hố đen không lọt được ra ngoài”, Liu chia sẻ.
Sự thật về “vật thể lạ” trên bề mặt Sao Hỏa |
Các nhà thiên văn học nghiệp dư đã phát hiện ra một cấu trúc kỳ lạ nhô lên từ bề mặt Sao Hỏa. Nhìn nó giống như tảng đá thông thường, nhưng điều đáng nói là tảng đá đó có hình chữ nhật hoàn hảo và được đặt thẳng đứng một cách không tự nhiên.
Tảng đá gây nhiều tranh cãi trên bề mặt Hành tinh Đỏ.
Cấu trúc lần đầu tiên được phát hiện từ vài năm trước trong bức ảnh do máy camera HiRISE trên Tàu Quỹ đạo Trinh sát Sao Hỏa (Mars Reconnaissance Orbiter) chụp lại. Camera HiRISE có độ phân giải khoảng 30cm cho mỗi điểm ảnh, cho phép thu được hình ảnh bề mặt Sao Hỏa ở khoảng cách 300km.
Những cuộc tranh luận sôi nổi đã diễn ra trong nhiều năm qua cho đến khi các nhà khoa học có câu trả lời chính thức gần đây. Theo Kỹ sư Jonathon Hill, người chuyên xử lý những bức ảnh chụp lại trong các sứ mệnh Sao Hỏa của NASA tại Đại học bang Arizona, nó đơn giản chỉ là tảng đá mòn hình chữ nhật.
Nằm ở phía dưới một vách đá và gần những tảng đá khác, nhiều khả năng nó chỉ là một mảnh vỡ của vách đá đó, Hill nói. Cho dù là người ngoài hành tinh thì cũng rất khó tiếp cận vị trí nguy hiểm như vậy. Hill giải thích rằng chiều cao của tảng đá trong bức ảnh đã được phóng đại lên bởi một góc chiếu Mặt trời thấp. Khi Mặt trời ở gần đường chân trời, tảng đá sẽ tạo ra cái bóng khá dài.
(Nguồn tham khảo: Khoahoc)