"Đũa thần" phát hiện virus, trứng khủng long 60 triệu năm

Lê Giang, Theo Mask Online 10:57 16/04/2012
Chia sẻ

Cùng các cập nhật: Bệnh béo phì "lây" qua không khí, ghi được hình linh miêu quý hiếm ở Canada...


Bệnh béo phì "lan truyền" qua không khí


Nhóm các nhà khoa học tại trường Đại học Glostrup (Đan Mạch) do giáo sư Lars Georg Hersug đứng đầu cho rằng, hàm lượng khí CO2 (cacbonic) trong khí quyển có liên quan chặt chẽ với số người béo ở một nước. Việc đối chiếu hàm lượng CO2 và số người bị thừa cân trong 22 năm đã khẳng định được mối liên quan này. Tăng lượng khí thải CO2 vào khí quyển thì số người gầy và trung bình bắt đầu tăng trọng lượng cũng tăng lên.


Giáo sư Hersug cho biết: "Người ta thường quan niệm chế độ ăn không thích hợp và cách sống ít vận động là nguyên nhân của béo phì, nhưng các số liệu thu thập được suốt 22 năm qua của Đan Mạch đã cho phép chúng tôi kết luận: sự tăng cân của người Đan Mạch song hành cùng sự tăng lượng khí cacbonic trong khí quyển. Mối liên quan ấy được khẳng định bằng những tính toán số học cũng như các thống kê của chúng tôi". Các nhà khoa học Đan Mạch đưa ra một giả thuyết mới để giải thích điều này: chính là vì khí cacbonic đã tác động lên các chất truyền dẫn thần kinh có bản chất protein là chất orexin, vốn có nhiệm vụ đưa lên não cảm giác no và chỉ huy việc tiêu thụ năng lượng. Do tác động của CO2, chất orexin không làm được nhiệm vụ của mình nên xuất hiện cảm giác thèm ăn, dẫn đến béo phì.

Orexin không chỉ kích thích sự tiếp nhận thực phẩm của cơ thể. Nó còn ảnh hưởng cả đến thời gian ngủ của mỗi người. Nghiên cứu tiếp theo của các nhà khoa học Đan Mạch là làm rõ hơn vai trò vủa khí cacbonic đối với cơ thể. Có thể nghiên cứu này của các nhà khoa học Đan Mạch sẽ được dùng làm cơ sở để người ta chế ra những loại thuốc dành cho người ăn kiêng mới.

(Nguồn tham khảo: Vietnamnet)

Phát hiện nhiều trứng khủng long cách đây 60 triệu năm


Các nhà nghiên cứu địa lý trong một chuyến thám hiếm ở Sharoyski thuộc Cộng hòa Chechnya - quốc gia nằm ở phía bắc của Nga, đã phát hiện 40 trứng khủng long. Mỗi quả có đường kính từ 24 - 100cm. Emin Dzhabrailov thuộc đại học bang Chechnya và là thành viên của đoàn thám hiểm cho biết, “Chúng tôi đang khám phá Sharoyski, một khu vực vẫn còn hoang sơ của Chechnya thì tình cờ phát hiện những vật hình cầu nằm trên các tảng đá gần đó. Chúng tôi chắc chắn đến 90% đây là trứng khủng long hóa thạch. Thành phần vật lý và hóa học của những quả trứng đang được kiểm tra để đưa ra kết luận cuối cùng”.

Một con khủng long ăn cỏ sống cách đây 60 triệu năm được cho là tác giả của những quả trứng vừa được tìm thấy ở Chechnya.

Các nhà khoa học cho rằng, một con khủng long ăn cỏ sống cách đây 60 triệu năm là tác giả của những quả trứng này. Các nhà địa chất muốn tổ chức một buổi hội thảo và mời các chuyên gia cổ sinh vật học của Nga tham dự. Đây là phát hiện trứng khủng long đầu tiên ở Chechnya.

(Nguồn tham khảo: Ria Novosti)

“Đũa thần” phát hiện virus truyền bệnh cho người và vật


Thiết bị này được gọi là tán xạ bề mặt tăng cường Raman (surface-enhanced Raman scattering – SERS). Nó sẽ nhanh chóng phát hiện ra virus gây bệnh cho người và động vật khi tia laser chiếu vào.

Nhà vi sinh vật học William Wilson, Trung tâm nghiên cứu dịch vụ Nông nghiệp và Sức khỏe động vật tại Manhattan đã sử dụng công nghệ này để nhận diện virus West Nile fever (virus gây viêm não Nhật Bản) và virus Rift Valley fever (loại virus có thể gây sốt cho động vật và truyền sang người). Cả hai loại virus này đều được truyền qua muỗi.

Thiết bị này đã được sử dụng để phát hiện virus gây sốt cho cừu, người ở châu Phi, Trung Đông.

Các bác sĩ thú y có thể lấy mẫu máu của con vật bị bệnh, thực hiện xét nghiệm và có kết quả ngay tại chỗ với thiết bị cầm tay này. Các nhà khoa học hi vọng rằng, công cụ có hình dạng như chiếc đũa có thể nhanh chóng phát hiện ra nơi bùng phát dịch. Ngoài ra, thiết bị này còn nhanh chóng phát hiện các phản ứng kháng thể của virus. Nếu thiết bị này được làm bằng vàng hay bạc thì khả năng phát hiện virus sẽ tốt hơn.

(Nguồn tham khảo: Psysorg)

Chùm ảnh thế giới kỉ niệm 100 năm thảm họa Titanic


Đúng một thế kỉ sau sự kiện Titanic kinh hoàng, thế giới đã đồng loạt tổ chức lễ kỉ niệm đánh dấu thảm họa làm thay đổi ngành hàng hải thế giới. Tại nhiều nơi trên biển và đất liền, hàng trăm nghìn người đã cùng nhau tưởng nhớ 1.500 nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa Titanic.

Tại Belfast của Bắc Ireland, nơi con tàu khổng lồ của Anh được đóng, một tấm biển lớn khắc tên hơn 1.500 người thiệt mạng trên Titanic đã được khai trương đúng ngày 15/4.

Tại Belfast, một khu vườn tưởng niệm được xây dựng để tưởng niệm các nạn nhân xấu số trong thảm họa Titanic. Đây là lần đầu tiên tên của tất cả các nạn nhân được ghi lại trên bề mặt 1 tượng đài.

Cậu bé12 tuổi Jack Martin - cháu trai của bác sĩ trên tàu - tiến sĩ John Simpson đã vinh dự được mời dự lễ khánh thành đài tưởng niệm.

Buổi lễ tưởng niệm tròn 100 năm thảm họa đã được tổ chức hôm qua trên tàu Balmoral ngay tại địa điểm tàu Titanic bị đắm ở Bắc Đại Tây Dương. 

Tàu Balmoral đã đi lại đúng hành trình mà con tàu chở khách sang trọng và lớn nhất khi đó đã đi năm xưa và chở số hành khách bằng số khách trên tàu Titanic, trong đó có con cháu các nạn nhân.

Những vòng hoa được ném xuống biển đúng địa điểm Titanic bị chìm để tưởng nhớ hơn 1.500 nạn nhân.

Rất nhiều người đã tới đây, dành 1 phút yên lặng để tưởng nhớ những nạn nhân xấu số trong thảm họa Titanic.

Một phiến đá khắc ngày xảy ra thảm họa Titanic tại Halifax, Anh.

Một buổi hòa nhạc kỷ niệm 100 thảm họa Titanic đã được diễn ra tại Belfast, Ireland.

 1.500 ngọn nến đã được đặt dưới chân bức tượng Edward Smith - thuyền trưởng của tàu Titanic, được dựng trong Công viên Beacon từ năm 1914.

(Nguồn tham khảo: BBC)

Ghi được hình linh miêu quý hiếm ở Canada


Nhờ máy quay đặc biệt, các nhà khoa học đã ghi được hình ảnh của một con linh miêu hiếm thấy tại Canada. Linh miêu Canada là một giống mèo lớn có nguồn gốc từ những vùng hoang dã của Canada. Loài mèo này rất hiếm khi bị bắt gặp trong tự nhiên.


Tuy nhiên, bằng cách sử dụng máy ảnh tự động cảm biến với các chuyển động, các nhà nghiên cứu ở Vườn quốc gia Banff ở Alberta, Canada đã ghi lại được hình ảnh của một con linh miêu trong lúc nó cố vượt qua đường cao tốc đông đúc Trans-Canada gần Lake Louise hôm 28/3 vừa qua.

Linh miêu còn là loài vật rất thông minh và cảnh giác, điều đó có nghĩa là chúng biết cách tránh xa những người đang cố gắng tìm hiểu về chúng. Với phát hiện này, các nhà nghiên cứu hy vọng có thể thuyết phục chính quyền địa phương xây một cây cầu vượt thay thế con đường cao tốc để bảo vệ loài động vật hoang dã quý hiếm này và giúp chúng tránh giao phối cận huyết do khu vực sống bị thu hẹp lại.

(Nguồn tham khảo: Khoahoc)
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày