CNN: Vịnh Hạ Long là "thiên đường" nhiệt đới châu Á

Lê Giang, Theo Mask Online 10:50 17/04/2012
Chia sẻ

Cùng các cập nhật: Phát hiện nhóm máu dễ bị tiêu chảy, lốc xoáy kinh hoàng tại Mỹ, vẻ đẹp mê hồn của thiên thạch đẹp nhất thế kỷ 21...


CNN: Vịnh Hạ Long được bình chọn 1 trong 5 hòn đảo "thiên đường" nhiệt đới của châu Á


CNN (Mỹ) vừa bình chọn Vịnh Hạ Long của Việt Nam là 1 trong 5 hòn đảo "thiên đường" nhiệt đới của châu Á có cảnh hoàng hôn đẹp nhất mà du khách không nên bỏ qua khi đến đây. Theo đó, 5 địa danh được bình chọn gồm quần đảo Anambas (Indonesia), Langwaki (Malaysia), hai quần đảo Koh Chang; Similan (Thái Lan) và Vịnh Hạ Long (Việt Nam). Tất cả đều thuộc khu vực Đông Nam Á.


Một phần biển trời Hạ Long. (Ảnh 360 độ: Thang Bui)

Kết quả trên được đưa ra trên cơ sở khảo sát, đánh giá của các chuyên gia du lịch, học giả, nhà báo uy tín về du lịch ở châu Á. Mô tả của ông McDonald - biên tập viên, đồng thời là người sáng lập trang web du lịch châu Á travelfish - trên CNN cho biết, Vịnh Hạ Long là một trong những điểm đến mà du khách có thể ngao du bằng du thuyền để ngắm cảnh biển, ngày và đêm, tuyệt vời hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới.


Vịnh Hạ Long khi nhìn từ một con thuyền. (Ảnh 360 độ: Thang Bui)

Thiên nhiên đã ban tặng cho Vịnh Hạ Long khoảng 2.000 hòn đảo muôn hình muôn vẻ trên diện tích khoảng 1.500km2, do đó du khách đến đây không có gì phải e ngại khi được thư giãn trên những du thuyền và len lỏi giữa những khối đá kỳ vĩ. Không chỉ có thế, đến Hạ Long du khách còn tìm được niềm vui khi được hòa mình vào làn nước trong xanh yên tĩnh quanh năm của vịnh. Theo McDonald, đã đến Hạ Long thì 2 việc mà du khách không thể bỏ qua là “ngắm hoàng hôn huyền diệu” trên vịnh và thăm những hang động đá vôi trên những hòn đảo lớn tại thiên đường nhiệt đới này.

(Nguồn tham khảo: CNN)

Hóa thạch khủng long 70 triệu năm tuổi


Các nhà khoa học Argentina vừa phát hiện một hóa thạch khủng long khoảng 70 triệu năm tuổi có hình dáng giống chim. Hóa thạch gồm bộ xương khủng long trưởng thành và một số quả trứng được cho là vẫn nằm trong bụng vào thời điểm khủng long mẹ chết.

Hóa thạch xương khủng long.

Nhà cổ sinh vật học - Fernando Novas cùng hai nhà khoa học Federico Agnolin và Jaime Powel cho biết, bộ xương được tìm thấy có những nét tương đồng xương của Nandu, loài Rhea bay có nguồn gốc từ Patagonia - vùng cách thủ đô Buenos Aires của Argentina khoảng 930 dặm (khoảng 1.488km) về phía Tây Nam.

Hóa thạch trứng được cho là vẫn ở trong bụng khi khủng long mẹ chết.

Novas chia sẻ, điều thú vị của khám phá này nằm ở chỗ, nó không chỉ mở đường cho hướng nghiên cứu mới về khủng long mà những quả trứng còn giúp các nhà khoa học xác định phương pháp sinh sản của những sinh vật ở Argentina cách đây 80 triệu năm. Ông giải thích, nghiên cứu mới nhất này cho phép các nhà khoa học dễ dàng theo dõi loài Bonapartenykus ultimus trong mối liên kết với các loài chim hiện đại ngày nay. “Vụ rơi thiên thạch đã tiêu diệt hầu hết loài khủng long, nhưng một nhóm khủng long ăn thịt lớn với bộ lông và những cánh to mà chúng ta gọi là loài chim hiện vẫn tồn tại tới nay. Vì vậy, chúng ta có cả một câu chuyện kéo dài suốt 230 triệu năm cho đến nay với các loài chim hiện tại - như chim bồ câu, chim ruồi, kền kền hay đại bàng - được coi là những loài khủng long sống".

(Nguồn tham khảo: Dailymail)

Người có nhóm máu nào dễ bị tiêu chảy?


Các nhà khoa học vừa phát hiện ra rằng, người thuộc nhóm máu A dễ bị nhiễm virus siêu vi gây tiêu chảy, nôn mửa, mất nước. Một số chủng rotavirus (virus gây viêm dạ dày, ruột) tìm đường tới các tế bào của dạ dày - ruột bằng cách nhận dạng các sinh kháng thể liên quan tới nhóm máu A. Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở Trường Cao đẳng Y Baylor đăng trên tạp chí Nature.


Trong các chủng rotavirus tấn công động vật, gai của virus dính với tế bào thông qua một polisacarit (một trong nhiều loại đường liên quan tới các cấu trúc dạng cành phức tạp) với một phân tử cuối của axit sialic. Cơ chế tương tự có vẻ không có ở những chủng virus khác. Và các nhà khoa học tin rằng, các chủng rotavirus ở người được gắn với các polisacarit bằng một phân tử axit sialic bên trong, nhưng họ không biết điều này xảy ra theo cơ chế nào. Loại polisacarit duy nhất tương tác với đầu nhọn của virus (gọi là VP8*) là kháng nguyên của người có nhóm máu A.

Rotavirus là mầm bệnh đường ruột phổ biến, là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng và tiêu chảy ở trẻ sơ sinh trên khắp thế giới. Ước tính khoảng 500.000 người chết vì rotavirus mỗi năm.

(Nguồn tham khảo: Datviet)

Vẻ đẹp mê hồn của thiên thạch đẹp nhất thế kỷ 21


Khi rơi xuống Trái đất, thiên thạch Fukang không có dấu hiệu gì cho thấy nó có vẻ đẹp kỳ lạ bên trong. Nhưng khi Fukang được cắt ra, người ta mới phát hiện ra Fukang đẹp đến ngỡ ngàng. Tảng thiên thạch quý hiếm này được phát hiện vào năm 2000 trên Sa mạc Gobi thuộc quận Tân Giang (quận thuộc địa cấp thị Hàng Châu, tình Chiết Giang, Trung Quốc) nặng gần bằng một chiếc ô tô.

Khi cắt Fukang, các nhà khoa học vô cùng sửng sốt trước ánh sáng lung linh phát ra từ tảng đá ngoài Trái đất này. Ánh sáng kỳ diệu phát ra bởi một khoáng chất có tên olivine nằm trong các “tổ ong” cấu thành từ sắt-niken.

Tảng thiên thạch hiếm nặng gần bằng một chiếc ô tô khi nó được phát hiện vào năm 2000 trên Sa mạc Gobi thuộc quận Tân Giang, Trung Quốc.

Năm 2008, phần thiên thạch này suýt được bán với giá 2 triệu USD (khoảng 4 tỷ VNĐ) tại phiên đấu giá ở New York. Hiện một nhà sưu tập ẩn danh đang sở hữu phần lớn nhất, nặng tới 420kg. Ngoài ra, phòng thí nghiệm thiên thạch Tây Nam bang Arizona (Mỹ), cũng đang sở hữu phần thiên thạch nặng 32kg. Phòng thí nghiệm này khẳng định, mẫu vật từ Fukang đẹp hơn tất cả các mẫu thiên thạch pallasite từng được tìm thấy từ trước đến nay.

Các chuyên gia ở phòng thí nghiệm Arizona nói rằng, pallasite được tạo thành từ sắt nikel và olivine - khiến thiên thạch trông như tác phẩm nghệ thuật cầu kì. Cơ quan này cũng cho biết thêm Fukang chính là “những gì còn sót lại của quá trình hình thành nên các hành tinh của hệ mặt trời cách đây 4,5 tỷ năm. Được biết, đây không phải tảng thiên thạch lớn nhất. Năm 2005, tay săn đá vũ trụ Steve Arnold đào được một tảng đá 634kg ở Kansas (Mỹ).

(Nguồn tham khảo: Dailymail)

Lốc xoáy kinh hoàng tại Mỹ


Các trận lốc xoáy dữ dội đã tấn công một vùng rộng lớn ở miền Trung Tây nước Mỹ (tại một loạt bang như Oklahoma, Kansas, Iowa và Nebraska) ngày 14/4, làm ít nhất 5 người chết tại Oklahoma và khoảng 30 người khác bị thương. Cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ cho biết đã nhận được ít nhất 120 báo cáo về các trận lốc xoáy tính tới sáng 15/4 và đang tìm cách xác nhận xem có bao nhiêu trận lốc xoáy thực sự đã xảy ra.

Clip ghi lại hình ảnh lốc xoáy kinh hoàng.

Các đội cứu hộ đã tìm kiếm trong đống đổ nát những người bị mắc kẹt hoặc bị thương tại Woodward, nơi gió mạnh đã làm hư hại các ngôi nhà, bật gốc cây cối và làm đứt các đường dây điện. Tại Iowa, một trận lốc xoáy đã phát huỷ các khu vực rộng lớn của thị trấn Thurma hôm 14/4, nhưng không khiến ai bị thương nặng. Trận lốc xoáy cũng đã gây mất điện trên diện rộng và làm thiệt hại nhiều nhà ở, cây cối… tại thành phố Wichita, bang Kansas. Hồi đầu tháng 3, hàng loạt trận lốc xoáy đã tấn công các bang Indiana, Kentucky, Ohio, Georgia và Alabama, gây thiệt hại lớn về người và của. Điều này gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người về ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa sự nóng lên của Trái đất và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Một phóng viên ảnh thời tiết ghi hình một trận lốc xoáy đang hình thành tại Moundridge, bang Kansas hôm 14/4.

Lốc xoáy tấn công Soloman, Kansas.

Nhà cửa bị tàn phá sau khi lốc xoáy đi qua tại thành phố Wichita, bang Kansas.

Cảnh tượng tan hoang sau lốc xoáy tại thị trấn Woodward, bang Oklahoma.

Lốc xoáy làm hàng loạt gây cối bị gãy đổ và bật gốc.

Một ngôi nhà bị hư hại tại Thurman, Iowa.

(Nguồn tham khảo: Khoahoc)
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày