1. Uống rượu có làm cho cơ thể ấm lên?
Vào mùa đông, nhiều người thường mách bảo nhau, “làm ngụm rượu cho
ấm người”. Trên thực tế, đây là một nhận định sai
lầm.
Tiến sĩ William Haynes - Giám đốc Viện Dược Lâm sàng ĐH Iowa (Mỹ)
cho biết, rượu vốn là một chất có tác dụng làm giãn mạch. Khi uống rượu,
các mao mạch máu dưới da giãn ra, khiến bề mặt da có cảm giác ấm áp.
Nhưng
trong thực tế, nhiệt độ bên trong cơ thể của bạn đang sụt giảm nhanh
chóng. Uống rượu làm các phản ứng rùng mình, nổi da gà (vốn được biết
đến để giữ ấm cơ thể) chậm lại, thậm chí còn khiến ta đổ mồ hôi.
Điều này vô cùng nguy hiểm, nhất là vào thời tiết băng giá bởi
chúng ta không hề cảm giác được cái lạnh thực sự vì bị sự ấm áp nhất
thời trên bề mặt da đánh lừa.
Uống rượu vào làm cơ thể mất nhiệt
nhanh chóng và cơ chế giữ ấm bị tê liệt. Vì vậy, hãy uống ít rượu hơn
và đặc biệt, không nên uống rượu vào mùa đông, giữa thời tiết giá lạnh.
2. Tại sao uống rượu khiến bạn quay cuồng?
Một trong những biểu hiện điển hình của viêc say rượu là bạn thấy
chóng mặt, đầu óc quay cuồng và mọi vật xung quanh dường như chao đảo.
Để trả lời câu hỏi này cần phải hiểu rõ cơ chế giữ thăng bằng của
con người ra sao. Phần tai trong con người có các ống bán nguyệt chứa
các chất dịch lỏng đặc biệt gọi là endolymph và cấu trúc cứng cố định
gọi là cupula.
Khi chúng ta di chuyển, endolymph cũng di chuyển
theo, tác động vào cupula. Kết quả là sẽ hình thành tín hiệu điện gửi
tới trung ương não bộ, điều chỉnh sự thăng bằng cơ thể phù hợp với tư
thế chuyển động.
Thế nhưng khi uống rượu hay các đồ uống có cồn khác, hơi rượu sẽ
bóp méo cấu trúc cupula, làm ảnh hưởng tới các tín hiệu giữ thăng bằng
được truyền tới bộ não.
Kết quả là cơ chế vận hành trên bị ảnh
hưởng, bạn cảm giác như mọi vật xung quanh đang bay nhảy, chao đảo. Uống
càng nhiều rượu tình trạng trên sẽ càng nặng và lời khuyên hữu ích nhất
dành cho bạn nếu rơi vào tình trạng nói trên là nằm yên một chỗ và nghỉ
ngơi cho tới khi hết say.