Lác mắt trước những phản ứng hóa học vui nhộn siêu thú vị

H.Đ, Theo Trí Thức Trẻ 13:46 01/05/2015
Chia sẻ

Những phản ứng giúp biến đồ ăn sống lại hay cách giết người của nọc độc rắn... sẽ khiến bạn "há hốc miệng" cho xem!

Những kiến thức khoa học khô khan và “khó nuốt” trên lớp sẽ trở nên cực kỳ thú vị thông qua những phản ứng hóa học dưới đây. 

Lưu ý: Những thí nghiệm dưới đây có thể gây nguy hại nên bạn không nên tự ý thực hiện tại nhà.

1. Đá khô + nước = bong bóng khổng lồ



Đá khô - một dạng rắn của CO2 có thể thăng hoa, tức là chuyển trực tiếp từ thể rắn sang thể khí. Và đây là phản ứng cho bạn thấy điều gì sẽ xảy ra khi đổ nước vào đá khô đang thăng hoa. 


2. Đồ ăn… sống lại


Muối Natri clorua trong nước tương có thể gây co thắt cơ bắp loài mực. Dù cho chú mực trong hình đã… "thăng", các mô xúc tu vẫn có thể phản ứng, tạo nên hình ảnh quái dị phía dưới. 


3. Cách giết người của nọc rắn



Chỉ một giọt nọc rắn, ly đựng máu đã trở thành… một tảng thạch. 

Đây cũng là những gì diễn ra khi bị rắn hổ cắn. Huyết áp giảm xuống, vùng bị cắn có thể hoại tử. Nếu không được điều trị kịp thời, các cục máu đông sẽ nằm rải rác trong lòng mạch máu, gây suy thận và một số cơ quan khác, cuối cùng dẫn đến tử vong.


4. Gali (Galium) tan chảy ở nhiệt độ thường



Galium (Ga) là một nguyên tố không có trong tự nhiên mà chỉ có thể thu được khi nung chảy quặng chứa nó. Đây là một kim loại yếu, màu trắng bạc và cực kỳ tinh khiết. 

Gali có một điểm đặc biệt, đó là khả năng hóa lỏng dễ dàng ở nhiệt độ phòng 85 độF (29-30 độC), tạo thành chất lỏng màu bạc như trong hình.


5. Vật rắn “nổi” trên khí Sulfur hexafluoride



Khí sulfur hexafluoride (SF6) có mật độ dày đặc, nên bạn có thể thả một số vật vào - chúng sẽ nổi như trên mặt nước. Cũng nhờ đặc tính này mà HF6 cũng được sử dụng như một phương tiện cách điện.

Ngoài ra, khi hít SF6 có thể khiến dây thanh quản rung chậm lại, giọng nói trầm đi - một phản ứng đối lập với việc hít khí Heli (helium).


6. Quái vật hiện ra từ núi lửa khi đốt cháy ammonium dichromat + thủy ngân (II) thiocyanate



Ammonium dichromat (NH4)2Cr2O7 khi đốt cháy sẽ cho cảm giác như đang thấy “núi lửa” hoạt động vậy. Chúng sẽ để lại chất rắn Cr2O3 màu đen. Khi đốt cùng một lượng nhất định Thủy ngân (II) thiocyanate sẽ thấy cả “quái vật” trong lòng núi lửa. 

Lưu ý: Thủy ngân (II) thiocyanate khi phân hủy sẽ tạo ra khí cực độc nên bạn không thực hiện tại nhà. 


7. Cây cầu nước



Khi bạn đặt 2 bình nước khử ion cạnh nhau sao cho 2 miệng bình chạm miệng, rồi áp một điện tích dương lên một bình sẽ tạo nên một dòng nước giữa 2 bình. Dòng chảy này đủ để tạo thành một cây cầu nước nối 2 bình trong một khoảng cách nhất định như hình ảnh trên đây. 


8. Thiếc trắng biến thành thiếc xám



Thiếc (Sn) là một kim loại màu trắng bạc, kết tinh cao, dễ uốn, dễ dát mỏng. Tuy nhiên, thiếc có một nhược điểm, đó là thiếc dễ dàng bị phân rã ở nhiệt độ thấp dưới13 độ C, trở thành một dạng thù hình khác là bột “thiếc xám”. Chính vì điều này nên tính ứng dụng của thiếc không cao.   


9. Thủy ngân và nhôm


Dù nhôm được phủ một lớp nhôm oxide (Al2O3) bền vững, khi tiếp xúc với thủy ngân vẫn bị ăn mòn với tốc độ chóng mặt.

Nguồn: ViralNova
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày