Chúng ta biết rằng, thủy ngân rất độc hại và nguy hiểm. Thủy ngân tác động với lửa sẽ tạo ra phản ứng kinh hoàng. Nhưng nếu bạn phân hủy thủy ngân (II), cụ thể là hợp chất thiocyanate (Hg(SCN)2), bạn sẽ có cảm giác như mình đang "rơi" xuống địa ngục.
Thiocyanate (Hg(SCN)2) là một chất tinh thể màu trắng hay vàng, không mùi. Chất này ít tan trong nước, nhưng tan nhanh hơn trong nước nóng, phân hủy ở nhiệt độ khoảng 165 độ C.
Thủy ngân (II) thiocyanate khi đốt sẽ gây ra phản ứng tỏa nhiệt...
Khi đốt, thủy ngân (II) thiocyanate sẽ gây ra phản ứng tỏa nhiệt tạo ra một ngọn lửa màu xanh và "những chú rắn nâu" lớn lên không ngừng, loằng ngoằng trên không trung.
... tạo ra ngọn lửa màu xanh...
Phản ứng này thường được sử dụng trong việc chế tạo pháo hoa hình rắn (làm từ hợp chất soda, dầu hạt lanh và hydrocarbon). Tuy nhiên, phản ứng này sau đã bị cấm hoàn toàn bởi tính độc hại và nguy hiểm của thủy ngân đối với sinh vật sống.
... cùng những "chú rắn nâu" loằng ngoằng...
Thủy ngân đi vào cơ thể rất nguy hiểm bởi nó là chất độc có khả năng tích lũy sinh học dễ dàng hấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Các dạng hóa học của thủy ngân khác nhau về cả đặc điểm sinh học, dược động học và độc tính. Thủy ngân vô cơ ít độc hơn so với hợp chất thủy ngân hữu cơ.
Nhưng thí nghiệm hóa học này lại vô cùng nguy hiểm.
Thủy ngân vô cơ là chất ăn mòn nên có đặc điểm gây tác dụng phỏng trực tiếp trên niêm mạc. Tỉ lệ hấp thu qua ống tiêu hóa chỉ là 10% lượng nuốt vào, thủy ngân tích lũy ở thận gây tổn thương thận.
Mặc dù kém tan trong chất béo nhưng nếu tiếp xúc trong thời gian dài, thủy ngân cũng được tích lũy dần dần trong não, vùng tiểu não và vỏ não gây tổn thương hệ thần kinh trung ương.
Lưu ý: Thí nghiệm có thể gây nguy hại nên bạn không nên tự ý thực hiện tại nhà.
Nguồn: IFLScience