Giải mã những người có giọng cao đến... chói tai

Quốc Trung, Theo Mask Online 00:00 23/08/2012
Chia sẻ

Đi tìm lời giải cho các nghệ sĩ có thể hát những nốt nhạc siêu cao...

Trước tiên, hãy xem video và kéo đến đoạn 2:17 - để xem cảnh lập kỉ lục Guinness dành cho người có thể phát ra âm thanh cao nhất thế giới dưới đây:

Đó chính là Adam Lopez - một nam ca sĩ người Australia. Anh có thể tạo ra âm thanh cao hơn cả nốt cao nhất trên đàn piano, tức vượt ngưỡng 4.435 Hz.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta dễ dàng nhận ra sự khác biệt trong giọng nói của bạn bè, người thân, có những người giọng rất trầm, lại có người giọng the thé đến chói tai, nghe như... chanh chua vậy. 

Trong nghệ thuật, một số ca sĩ có thể hát những nốt nhạc siêu cao khiến chúng ta phải ngỡ ngàng. Vậy vì sao lại có những giọng nói, giọng hát cao như thế?

giai-ma-nhung-nguoi-co-giong-cao-den-choi-tai

Hẳn các bạn còn nhớ trong vật lý, tần số của âm thanh là đại lượng đặc trưng cho độ cao thấp, trầm bổng của âm. Tần số của âm của đo bằng Hertz, ký hiệu là Hz. Đơn vị đo này được đặt theo tên của nhà vật lý học người Đức - Heinrich Hertz. 

Khi nói, hầu hết những âm thanh do chúng ta phát ra nằm trong khoảng 80 - 250Hz. Nhưng ở nhưng người có giọng rất cao, họ có thể phát ra những âm thanh lên đến 3.000Hz. 

giai-ma-nhung-nguoi-co-giong-cao-den-choi-tai
Dây thanh quản lúc đóng (trái) và mở. 

Để tạo ra tiếng nói, lồng ngực và cơ bụng sẽ ép lấy hai lá phổi, đẩy không khí ra ngoài. Không khí di chuyển lên khí quản và gặp dây thanh đới. Dây thanh đới là một bộ phận cấu tạo từ hai lớp mô căng che kín tiết diện khí quản và có thể mở và đóng, cho phép không khí đi qua. 

Giả sử nếu dây thanh đới dao động 100 lần trong một giây thì âm thanh chúng ta phát ra sẽ có tần số là 100Hz. 

Sở dĩ chúng ta có thể tạo ra những âm thanh “lên bổng xuống trầm” là bởi thanh quản có khả năng điều chỉnh độ dài và độ căng của dây thanh đới, nhờ vậy làm tăng giảm số lần dây thanh đới dao động trong một giây. 

Sau cùng, âm thanh được phóng đại trong cổ họng, đồng thời các tạp âm được loại bỏ. Lưỡi, răng và môi phối hợp với nhau để bật ra tiếng nói hay tiếng hát hoàn chỉnh. 

giai-ma-nhung-nguoi-co-giong-cao-den-choi-tai

Do bẩm sinh hoặc trải qua một quá trình luyện tập nghiêm túc, một số người có khả năng điều chỉnh dây thanh đới của mình dao động mạnh hơn mức bình thường. Từ đó, họ tạo ra những âm thanh có tần số lên tới 3.000Hz (tức dây thanh đới rung động 3.000 lần trong một giây). 

Để làm được điều này, họ đẩy một luồng hơi mạnh từ phổi đi ra và kiểm soát dây thanh đới sao cho chúng chuyển động thật nhanh, tạo ra những âm thanh tần số cao. 

Bên cạnh đó, họ còn khéo léo điều chỉnh hình dạng của thanh quản bằng cách thu hẹp phần thanh quản nằm ngay phía trên dây thanh đới. Phần thanh quản bị hẹp lại sẽ dao động mạnh hơn, khiến các âm thanh tần số cao trở nên to và rõ hơn. 

giai-ma-nhung-nguoi-co-giong-cao-den-choi-tai
 Các ca sĩ có thể tạo ra các âm thanh tần số cao khi biểu diễn.

Theo các nhà khoa học, sự tăng âm này xảy ra tại dải tần số mà tai khá nhạy cảm và các tạp âm được lọc bớt đáng kể.

Một số người có giọng cao hơn hẳn người khác bởi cấu tạo bẩm sinh của dây thanh đới của họ. Bên cạnh đó, các ca sĩ cũng luyện tập để có thể phát ra những âm thanh rất cao trong biểu diễn. 

Nữ ca sĩ Mariah Carey nổi tiếng với âm vực rộng của cô ấy. Cô có khả năng bật ra những âm thanh trên những quãng cao nhất, nghe như tiếng chim hót. 

Những nốt cao của Mariah Carey.


Bạn có thể xem thêm:


TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày