Giả thuyết người cá là "khỉ biển"

A, Theo Mask Online 10:36 05/06/2012

Cùng các cập nhật: Sáng mai Việt Nam chứng kiến hiện tượng thế kỷ, phát minh kính "giảm béo", nghi án linh dương quý chết hàng loạt do... tàu vũ trụ, sáng mai Sao Kim đi ngang qua Mặt trời.

      Giả thuyết người cá là "khỉ biển"


Một nghiên cứu mới cho thấy, người cá có thể là sinh vật có thật và có liên quan đến con người, gọi là "khỉ biển". Theo đó, một nhánh linh trưởng riêng biệt đã tiến hóa để sống dưới biển, và những lần nhìn thấy “khỉ biển” đã được mô tả là người cá.


Hình ảnh nàng tiên cá mà con người hay nghĩ tới.

Giả thuyết “khỉ biển” thường bị cho là "giả khoa học". Phim tài liệu mới của kênh Animal Planet có tựa đề Mermaids: The Body Found (tạm dịch: "Người cá: Thi thể được tìm thấy"), lập luận rằng khi khỉ tiến hóa thành người Hominin (những người sống ở khu vực đảo Lefkada, Kefalonia và Zakynthos của Hy Lạp cổ đại), một số đã thích nghi với môi trường nước và có thể có khả năng bơi lội, hít thở như... người cá. Do vậy, "khỉ biển" có thể là một giả thuyết mới thay cho tên gọi người cá mà chúng ta vẫn thường nghĩ tới.

(Nguồn tham khảo: FP)

          Phát minh mới: kính "giảm béo"


Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Tokyo (Nhật Bản) đã phát triển một thiết bị sử dụng công nghệ máy tính, làm tăng kích thước đồ ăn để đánh lừa cảm giác người sử dụng. Theo thử nghiệm, người dùng đã giảm 10% lượng bánh họ ăn khi thiết bị làm tăng kích thước miếng bánh lên 50%.



(Nguồn tham khảo: Bee)

Nghi án linh dương quý chết hàng loạt do... tàu vũ trụ

Sân bay và tàu vụ trụ của Nga đã thải ra một lượng lớn các chất hóa học độc hại, có thể là nguyên nhân khiến hàng nghìn linh dương quý hiếm chết bí ẩn ở Kazakhstan trong 2 năm vừa qua, theo giả thuyết mới của các nhà khoa học. Ít nhất 12.000 con linh dương Saiga (Saiga tatarica) quý hiếm ở Kazakhstan đã chết bí ẩn vào tháng 5/2010 và 450 con khác được phát hiện chết 1 năm sau đó.



Bộ Nông nghiệp Kazakhstan mới đây đã kết luận chính thức rằng linh dương Saiga bị chết do bị bệnh tụ huyết trùng (pasteurellosis) – một loại bệnh đường phổi do vi khuẩn gây ra trên động vật có hệ miễn dịch yếu.

Trong khi đó, ông Eleanor Milner-Gulland, Chủ tịch Liên minh Bảo tồn Linh dương Saiga, cho biết linh dương có thể ăn quá nhiều cỏ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh tụ huyết cầu trong mùa sinh sản.

Theo Daily Mail, số lượng loài linh dương Saiga lên tới hàng triệu con vào những năm 1950. Tuy nhiên, hiện chỉ còn khoảng 85.000 cá thể sống ở các vùng thuộc Nga, Mông Cổ, Uzbekistan và Kazakhstan do bị săn bắt lấy sừng để làm thuốc.

(Nguồn tham khảo: Livescience)

Báo động rác thải nhựa ở Thái Bình Dương

Theo hãng tin CNN, cuộc thám hiểm trên được thực hiện bởi ĐH South California (Mỹ) và hai tổ chức phi lợi nhuận để “thu gom rác thải nhựa tổng hợp” từ quần đảo Marshall nằm ở phía Tây tới vùng biển phía Bắc Thái Bình Dương. Ngoài ra, mục đích của chuyến thám hiểm này còn nghiên cứu ảnh hưởng nghiêm trọng của rác thải nhựa đến sự sống sinh vật biển ở các khu vực biển thuộc Thái Bình Dương.


Rác thải nhựa còn tìm thấy trong dạ dày của một con cá Elagatis bipinnulata.

Ông Eriksen, làm việc tại ĐH Nam California (Mỹ) cho hay, có rất nhiều nhúm rác nhựa vụn dày đặc trong biển, 10 nhúm, 20 nhúm và có khi đến 30 nhúm kéo lên được tại cùng một thời điểm.

Miriam Goldstein, giám đốc Viện nghiên cứu Scripps, bang California (Mỹ), người dẫn đầu cuộc thám hiểm biển tương tự vào năm 2009 cho hay số lượng rác thải nhựa ở Thái Bình Dương đã tăng gấp 100 lần trong 40 năm qua, hầu hết chúng bị phân mảnh và vì thế còn được gọi là “súp nhựa tổng hợp” ở đại dương.

(Nguồn tham khảo: CNN)

Sáng mai Sao Kim đi ngang qua Mặt trời


Như đã đưa tin, ngày 6/6, trong khoảng thời gian từ 5h tới 11h40', Việt Nam sẽ được chứng kiến Sao Kim di chuyển từ trái sang phải của đĩa Mặt trời, trông như một chấm đen di động - tương đương khoảng một phần nghìn diện tích đĩa Mặt trời. Đây là hiện tượng mà giới thiên văn gọi là "sự di chuyển của Sao Kim ngang qua Mặt trời" (Venus transit).




Video mô phỏng về hiện tượng thú vị trên.

Để có thể quan sát an toàn, người quan sát có thể mua những tấm kính lọc Mặt trời (chống tia cực tím - UV) để bao phủ kính mắt hoặc thiết bị quan sát. Tuyệt đối không nhìn trực tiếp vào Mặt trời bằng mắt thường, ống nhòm hay kính thiên văn, bởi như vậy mắt bạn sẽ bị tổn thương nặng, thậm chí là mù lòa. Không dùng phim X- quang, kính râm, giấy nhôm gói quà, các thiết bị tự chế để làm giảm ánh sáng của Mặt trời khi quan sát, vì những dụng cụ đó không đảm bảo lọc được các tia tử ngoại, hồng ngoại, gây tổn thương cho mắt.

(Nguồn tham khảo: Space/NASA)