Đố bạn dám nhịn hắt hơi sau khi biết tin này

Minh Khánh, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 03/10/2015

Hắt hơi là phản xạ rất tự nhiên của cơ thể, nhưng bạn có tin nhịn hắt hơi có thể giết chết bạn không?

Hắt xì hơi là một phản xạ rất tự nhiên của con người mà ai cũng gặp phải. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hành động hắt hơi sẽ được xem là bất lịch sự, nhất là ở những nơi như trong cuộc họp hay giờ học.

Chính vì thế, nhiều người trong chúng ta đã buộc phải chọn giải pháp... kìm nén để không hắt hơi nữa. Tuy nhiên, bạn có tin rằng những hành động như vậy đồng nghĩa với việc bạn đang giết chính mình không?

Hắt hơi - một phản xạ rất tự nhiên của con người

Hắt hơi (còn gọi là hắt xì hay nhảy mũi) - là sự phóng thích không khí từ phổi ra ngoài thông qua bộ phận mũi và miệng. Bên cạnh đó, ta cũng thường hắt hơi do niêm mạc mũi bị kích thích bởi các dị vật.

151002sneezing01-32671-20497

Ví dụ như khi mũi hít phải một hạt cát hoặc bất kỳ dị vật nhỏ nào gây cảm giác ngứa, bạn đều có thể hắt xì. Theo các nhà nghiên cứu, việc hắt hơi - một khi đã phát ra sẽ giống như một vụ nổ và không thể dừng lại được.

151002sneezing03-022d4

Chúng ta cũng thường hắt hơi khi bị cảm cúm hoặc dị ứng. Nguyên nhân là bởi niêm mạc mũi bị kích thích bởi các tác nhân có hại như bụi, phấn hoa... khiến cơ thể có phản xạ đẩy chúng ra ngoài.

... "nhịn" hắt hơi và những tác hại khôn lường

Như đã nêu ở trên, nguyên nhân chủ yếu khiến chúng ta phải nhịn hắt hơi là do yếu tố lịch sự. Do vậy mà không ít người đã tìm cách cố nhịn hắt hơi khi đang ở giữa cuộc họp hoặc khi đang gặp mặt người quan trọng.


Một cái hắt hơi có thể đẩy không khí ra với vận tốc khủng khiếp

Và để giải quyết vấn đề này, nhiều người chọn cách bóp chặt mũi để kìm nén cơn hắt hơi. Nhưng bạn có hay, khi hắt hơi, không khí được đẩy khỏi ống mũi với vận tốc khoảng 161km/h. Tất cả năng lượng được tích tụ dần trong phổi và giải phóng một lần duy nhất qua mũi.

Với vận tốc khủng khiếp như vậy, khi bị chặn lại - không khí sẽ buộc phải tràn ngược vào tai. 



Trong khi đó, đường nối duy nhất giữa họng và tai là ống Eustachian. Áp suất không khí khi đi qua ống này vào tai giữa có thể gây một số tổn thương như vỡ màng nhĩ, mất thính giác, hay gây hiện tượng chóng mặt kéo dài.

151002sneezing04-e6bfb

Thế nhưng, tác hại từ việc nhịn hắt hơi không chỉ ở tai. Áp lực không khí bị nén còn có thể làm vỡ các mạch máu ở mắt, và gây chảy nước mắt không thể kiểm soát. 

Cùng với đó, cơ hoành - cơ nằm dưới cùng khung xương sườn, chịu trách nhiệm kiểm soát việc hít thở của cơ thể cũng không tránh khỏi bị chấn thương vì áp lực tăng đột ngột.


Mạch máu trong mắt có thể bị vỡ nếu bạn nhịn hắt hơi

Một cái hắt hơi khi bị chặn bất ngờ bao nhiêu thì sẽ tạo ra áp lực mạnh bấy nhiêu, thậm chí gây tổn thương cho cổ. Đặc biệt, đối với những người vừa mới phẫu thuật xoang, không khí có nguy cơ rò rỉ từ xoang mũi vào hốc mắt khiến nhãn cầu bị phình ra.

151002sneezing06-a296e
Nhịn hắt hơi còn khiến nhãn cầu lồi ra (Ảnh minh họa)

Và cuối cùng trong những trường hợp cực đoan nhất, áp lực từ việc nhịn một cái hắt hơi lớn có thể khiến cho huyết áp tăng đột ngột, làm mạch máu não bị vỡ, dẫn đến đột quỵ và tử vong.

151002sneezing05-2318f
Nhịn hắt hơi có thể chết đấy. Bạn có còn muốn nhịn hắt hơi nữa không?

Các chuyên gia khuyên rằng các bạn nên tìm cách để được hắt xì một cách thoải mái. Tuy nhiên vì yếu tố lịch sự, bạn có thể lấy tay hoặc khăn giấy để che miệng lại. 

Tuy việc này không giúp ngăn tiếng ồn nhưng ít nhất bạn sẽ không phát tán một “đám mây” chứa đầy vi trùng tặng cho mọi người xung quanh.

Fun fact: Vì sao bạn cảm thấy “sướng” sau khi hắt hơi

Có hai nguyên nhân khiến bạn cảm thấy… “phê” sau mỗi lần hắt xì:

Đầu tiên, toàn bộ quá trình hắt hơi bắt đầu bằng việc gia tăng áp lực lên xoang mũi, sau đó giải phóng áp lực trong vòng vài phần nghìn của giây khi không khí được đẩy ra. Tất cả các áp lực này biến mất nhanh chóng sẽ khiến cơ thể bạn trở nên nhẹ nhõm hơn.

Bên cạnh đó, não bộ sẽ ngay lập tức tiết ra endorphins – hóa chất vui vẻ sau khi hắt hơi. Chính hóa chất này đã khiến chúng ta cảm thấy thoải mái. Thậm chí đã từng có trường hợp “lên đỉnh” sau khi hắt hơi nữa.

Nguồn: Howstuffworks