Động vật luôn là một đề tài được rất nhiều người quan tâm, từ thú cưng cho đến động vật hoang dã như gấu, cáo, chồn... đều có những nét đáng yêu rất riêng. Chúng ta hãy cùng điểm mặt những loài động vật được cho là dễ thương nhất thế giới, theo chuyên trang du lịch CNNGo bình chọn dưới đây.
1. Con lười
Loài động vật này sống ở vùng Trung và Nam Mỹ. Chúng là động vật ăn tạp, có thể ăn côn trùng, thằn lằn nhỏ… nhưng thức ăn của chúng chủ yếu là chồi, lá và những cành mềm. Tuy tên là “lười” nhưng nó không lười biếng, nó chỉ thực sự chậm chạp mà thôi.
2. Hà mã lùn
Hà mã lùn là một loài động vật có vú lớn, có nguồn gốc từ các khu rừng và đầm lầy ở phía Tây châu Phi. Về cơ bản, chúng cũng có cấu tạo cơ thể giống như hình thức chung của họ hàng hà mã. Hà mã lùn trưởng thành có chiều cao khi đứng từ 75 - 83cm tính ở vai, chiều dài cơ thể là 150 - 177cm và cân nặng khoảng từ 180 - 275kg.
Culi chậm chạp là một loài linh trưởng thuộc phân họ culi. Chúng được tìm thấy nhiều ở khu vực Nam và Đông Nam Á - những khu rừng lá rộng khô cận nhiệt đới và nhiệt đới. Những chú culi chậm chạp này có thể nói là con vật đáng yêu nhất thế giới với đầu tròn, mõm hẹp, mắt to. Tuy nhiên, culi chậm chạp đang bị săn bắn nhiều bởi đôi mắt to của chúng được cho là quý giá trong y học cổ truyền ở một số nơi trên thế giới.
Đỏ, trắng, xanh lá, xanh dương - đó là màu của chúng trong một khoảng thời gian ngắn. Tắc kè hoa có khả năng thay đổi màu sắc để ẩn nấp trước kẻ thù. Nhưng để làm được như vậy, còn tùy thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, ánh sáng và tâm trạng của chúng nữa.
5. Meerkat
Meerkat là loài động vật có vú nhỏ, là một thành viên của họ cầy mangut. Meerkat sinh sống trong tất cả các khu vực của sa mạc Kalahari ở Botswana và Nam Phi. Loài động vật này sinh sống theo từng bầy, mỗi bầy có khoảng 20 con meerkat, nhưng một số bầy có tới 50 cá thể trở lên. Tuổi thọ trung bình của chúng là từ 12 - 14 năm.
Gấu Koala (hay còn gọi là gấu túi) là loài thú bản địa của Australia, vòng đời của nó thường kéo dài 10 năm trong môi trường hoang dã và khoảng 15 năm trong môi trường nuôi nhốt.
Chim cánh cụt sinh sống chủ yếu tại khu vực Nam bán cầu. Mặc dù châu Nam Cực chỉ toàn băng tuyết, với nhiệt độ trung bình hàng năm thấp nhất trong các châu lục trên Trái đất nhưng chim cánh cụt vẫn sống và có tới hàng chục loài khác nhau. Chúng có lông rậm, mỡ dày để chịu rét. Khối lượng thay đổi tùy loài, có thể lên đến vài chục kilogram, chúng thường sống thành bầy, đông tới hàng nghìn con.
8. Gấu trúc đỏ
Gấu trúc đỏ là loài động vật có vú ăn cỏ, đặc biệt là ăn lá tre. Nó nhỉnh hơn mèo nhà một chút (dài khoảng 40 - 60cm, nặng khoảng 3 - 6kg). Đây là loài đặc hữu của dãy núi Himalaya và ở miền Nam Trung Quốc. Chúng có lớp lông dày ở lòng bàn chân để bảo vệ chúng khỏi thời tiết lạnh. Điều đặc biệt là loài vật này còn biết đứng bằng 2 chân sau nữa.
9. Cá voi Beluga
Cá voi Beluga thường sống ở các vùng biển lạnh của Bắc Cực. Nó dài khoảng 4m, màu trắng và đặc biệt là có một u cục trên đầu. Nó có kích thước tương đối nhỏ, chỉ khoảng 1/5 kích thước của con cá voi xanh.
Cá hề là loài cá biển sống ở các dải đá ngầm và rạn san hô. Trong tự nhiên, chúng sống cộng sinh với hải quỳ. Tùy thuộc mỗi loài, cá hề có màu vàng, cam, đỏ nhạt, đen nhạt xen bởi các sọc trắng. Những cá thể lớn nhất có thể đạt tới 18cm, trong khi một số chỉ ngắn 10cm.
11. Chuột Chinchilla
Chuột Chinchilla là loài gặm nhấm, chỉ thấy có ở vùng Altiplano thuộc dãy núi Andes - Nam Mỹ. Chúng sống ở độ cao từ 3.700m tới 5.000m. Chuột Chinchilla có thân mình dài từ 15 - 22cm, đuôi dài từ 6 - 18cm, cân nặng từ 200 - 300g. Tai to, mắt to, đầu thon dài, chi ngắn; răng hàm cứ tiếp tục dài ra cả đời. Mỗi bàn chân trước có 4 ngón, mỗi bàn chân sau có 5 ngón; bàn chân trần; móng vuốt nhỏ và yếu. Bộ lông của chúng vừa dày lại vừa mềm, có màu xám bạc ở trên lưng, màu trắng hoặc vàng ở dưới bụng.
12. Hoẵng
Loài động vật này tương đối nhỏ, có màu đỏ và màu xám-nâu, thích nghi với môi trường sống lạnh. Loài hoẵng phổ biến rộng rãi ở Tây Âu, từ Địa Trung Hải đến Scandinavia và từ quần đảo Anh đến Caucasus.
13. Cá heo mũi chai
Cá heo mũi chai sống theo từng nhóm gia đình nhỏ. Khi mới sinh ra, cá heo mũi chai con nặng khoảng 15kg, dài khoảng 1m, lúc trưởng thành, chúng có chiều dài trung bình 3m. Chúng được xem là một trong những chủng loài lớn nhất của họ hàng cá heo.
14. Lạc đà Alpaca
Lạc đà Alpaca là một loài động vật Nam Mỹ, có họ hàng với lạc đà. Một con lạc đà Alpaca trưởng thành có chiều dài khoảng 81 - 99cm và nặng khoảng 48 - 84kg. Bộ lông của Alpaca rất có giá trị, nên các con lạc đà Alpaca sẽ được mang ra cắt tỉa lông. Phần lông thân được dùng trong công nghiệp nhưng riêng phần lông trên đầu và cổ sẽ được giữ lại để sáng tạo nên những "kiểu tóc" hay ho. Những "bộ tóc" mới sẽ giúp lạc đà Alpaca có một khuôn mặt cực kỳ sành điệu và đáng yêu.
15. Chim ruồi
Chim ruồi là một trong những loài chim nhỏ nhất, trong đó chim ruồi ong hiện là loài chim bé nhỏ nhất trên Trái đất với chiều dài chỉ khoảng 5cm. Loài chim dễ thương này có khả năng đặc biệt, đó là bay đứng giữa không trung nhờ khả năng đập cánh cực nhanh (dao động khoảng từ 12 tới 90 lần một giây tùy theo loài).
16. Rái cá biển
Rái cá là một nhóm động vật có vú ăn thịt sống dưới nước hay đại dương. Rái cá biển có lớp lông trong dày (1.000 sợi lông/mm vuông) và mịn, được bảo vệ bởi lớp lông ngoài giúp cho chúng khô ráo dưới nước và lưu lại một lớp không khí để giữ ấm.
17. Hải cẩu trắng
Với đôi mắt to tròn, màu lông trắng muốt rất đỗi “ngây thơ”, hải cẩu trắng là một biểu tượng cho vẻ đẹp tự nhiên của động vật. Những con hải cẩu này có thể sống đến 35 năm và có chiều dài thân là 1,9m. Mỗi lần bơi, nó có thể lặn một mạch 15 phút liền ở dưới nước. Hải cẩu trắng sống tập trung ở Newfoundland, Canada. Ngoài ra loài này còn phân bố ở vùng biển Đại Tây Dương, Bắc Cực và ở đảo Greenland nữa.
18. Gấu trúc lớn
Bộ mặt “thỏ non”, giả bộ ngây ngô của chú gấu trúc lớn thật khiến ai cũng phải ngắm nhìn. Gấu trúc, còn có tên tiếng Hán là Đại hùng miêu, là loài động vật tuy được xếp vào bộ ăn thịt, nhưng thức ăn chủ yếu lại là thực vật; đó là các cành non và lá cây. Loài gấu này có nguồn gốc ở miền Trung Trung Quốc, thường thấy ở vùng núi như Tứ Xuyên, Tây Tạng. Gấu trúc thuộc vào nhóm động vật cần được bảo tồn cấp bách, có lẽ chính vì vậy nó đã được chọn làm biểu tượng của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF).
19. Khỉ lùn Tarsier
Đây là một trong số những loài khỉ bé nhất trên Trái đất, cao khoảng 85 đến 160mm, sống ở vùng Đông Nam Á, nhưng mà loài khỉ dễ thương này đang có nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài đôi mắt to, khỉ lùn Tarsier còn có một đôi tai to không kém. Đôi tai này hỗ trợ đắc lực cho chúng khi nghe ngóng động tĩnh của con mồi như côn trùng, chim, rắn hay thằn lằn. Chi sau của chúng cũng rất dài đặc biệt là xương mu bàn chân. Nhờ có đôi chân này, khỉ lùn Tarsier có thể chuyền cành thoăn thoắt trên những cành cây vào ban đêm. Khoảng cách một cú nhảy của chúng có thể dài gấp 40 lần chiều dài cơ thể.
20. Cáo sa mạc
Tuy thuộc họ nhà cáo nhưng những con cáo sa mạc này rất khác với những con cáo thông thường ở hình dáng và bởi nó có thể thuần hóa được. Cáo sa mạc có cái tai to khủng khiếp, có nhiều con tai còn to hơn cả mặt. Một con cáo sa mạc sống trung bình từ 12 đến 16 năm. Con cáo trưởng thành nặng hơn 10kg. Chúng sống nhiều ở vùng sa mạc quanh Bắc Phi.