Chuyện "triệt sản, sinh nở" đặc biệt của động vật

P.B, Theo Mask Online 12:00 02/12/2012

Nhai đứt "cái ấy" của đối phương, “không chồng mà chửa”, “đình chỉ” phôi thai...

Sinh sản trong vương quốc động vật thường là một liên minh mong manh giữa con cái và con đực, đồng thời chúng cũng hết sức phức tạp. Để làm chủ được nhiều tình thế, những “đối tác” nữ đã có một vài thủ thuật sinh sản hết sức độc đáo…

1. Cuộc chiến giữa “ổ khóa” và “chìa khóa”

Dương vật của các con vịt đực rất kì lạ. Chúng khác nhau về chiều dài (khoảng 1,27cm - 38cm) tùy theo từng chủng loại và có hình xoắn ốc ngược chiều kim đồng hồ.

Chuyện "triệt sản, sinh nở" đặc biệt của động vật  1

Cầu kỳ không kém, âm đạo của vịt cái có những chiếc túi ngay ở hai bên thành âm đạo. Đây chính là những “ngõ cụt” hoặc “lối vào” giả đối với dương vật. 

Chuyện "triệt sản, sinh nở" đặc biệt của động vật  2

Bên cạnh đó, vòi trứng của vịt cái cũng có hình xoắn ốc nhưng theo chiều kim đồng hồ như để làm khó khăn hơn cho việc “tiếp cận” của con đực.

Chuyện "triệt sản, sinh nở" đặc biệt của động vật  3

Hầu hết loài vịt đều theo chế độ “một vợ một chồng”, nhưng việc con cái bị “cưỡng bức” bởi con đực vẫn thường xảy ra. Tuy nhiên, sự chủ động trong việc quyết định quyền “làm cha” lại hoàn toàn thuộc về con cái. 

Chuyện "triệt sản, sinh nở" đặc biệt của động vật  4

Nếu vịt cái cương quyết không chấp nhận con đực thì nó sẽ không cho dương vật thoát ra khỏi  những “ngõ cụt” ở âm đạo. Và kết quả là chỉ có 3% vịt con được sinh ra từ các cuộc giao phối.

2. “Đình chỉ” phôi thai

Chuyện "triệt sản, sinh nở" đặc biệt của động vật  5

Những con Kangaroo cái hầu như luôn mang thai. Thông thường chỉ có một con non (gọi là Joey) được sinh ra mỗi lần sau 33 ngày mang thai. 

Chuyện "triệt sản, sinh nở" đặc biệt của động vật  6

Gần như ngay lập tức sau khi sinh, những con Kangaroo mẹ lại bắt đầu một chu kì sinh dục mới. 

Tuy nhiên, chúng có khả năng “đóng băng” sự phát triển của phôi thai cho đến khi con Kangaroo con trước đó đã đủ trưởng thành để rời khỏi túi. Khả năng này của chúng được gọi là “đình chỉ phôi thai”.

Chuyện "triệt sản, sinh nở" đặc biệt của động vật  7

Ngoài ra, những con mẹ cũng có khả năng thay đổi thành phần của sữa tùy thuộc vào nhu cầu của con non và có thể đồng thời cho cả ba thế hệ con non của mình được bú cùng một lúc. 

Một con non bú bên ngoài với núm vú kéo dài ở chân, một con non bú trong túi và còn cả một “núm vú” giành cho phôi thai trong tử cung.

3. “Không chồng mà chửa”

Nhiều loài động vật có thể lưu trữ tinh trùng của con đực trong một thời gian dài như kiến chúa (30 năm), rắn (7 năm), gà (30 ngày), dơi (6 tháng)…
 
Chuyện "triệt sản, sinh nở" đặc biệt của động vật  8

Do vậy chỉ cần giao phối một lần, và sau đó con cái có thể tự quyết định thời điểm thuận tiện để sinh con.

Chuyện "triệt sản, sinh nở" đặc biệt của động vật  9

Ví dụ, nhờ có các tiểu quản bên trong hoặc khả năng xoắn một phần dạ con tạo một nút chặn cô lập tinh trùng cho đến thời điểm phóng noãn, rắn đuôi chuông có thể lưu trữ tinh trùng trong 5 năm.

4. Tự chữa trị

Rệp đực là loài có thói quen giao phối bừa bãi và “năng suất”. Khi giao phối, rệp đực đục một lỗ vào bụng “đối tác” của mình và phóng tinh. Tinh trùng sau đó di chuyển trong dòng máu của rệp cái rồi đi vào cơ quan tiếp nhận tinh trùng. 

Chuyện "triệt sản, sinh nở" đặc biệt của động vật  10

Tất nhiên điều này gây ra những “chấn thương” cho rệp cái và làm giảm khoảng 1/4 tuổi thọ của chúng.

Chuyện "triệt sản, sinh nở" đặc biệt của động vật  11

Rệp cái không phản kháng lại, chúng đã có cách thích nghi với những “chấn thương” do rệp đực gây ra trong khi giao phối. 

Các cơ quan chuyên môn của chúng đã tiến hóa nhằm ngăn chặn sự nhiễm trùng khi thụ tinh, chữa lành các vết thương và sẹo.

5. Quyết định giới tính của con

Không giống như các loài động vật có vú, loài chim có một sự khác biệt trong bộ nhiễm sắc thể (NST). Chim cái có một NST Z và một NST W, trong khi chim đực có hai NST Z. 

Chuyện "triệt sản, sinh nở" đặc biệt của động vật  12

Có nghĩa là một chim con luôn được thừa hưởng một Z từ cha và một Z hoặc W từ mẹ. Như vậy, NST giới tính của chim con được quyết định thông qua NST giới tính của chim mẹ. 

Chuyện "triệt sản, sinh nở" đặc biệt của động vật  13

Và bằng cách giữ trứng ưu tiên với một trong hai NST Z hoặc W, chim cái có thể thiên vị các tỷ số giới tính của con mình.

6. Nhai đứt "cái ấy" của đối phương

Sên chuối có cơ thể dài 15 - 20cm và bộ phận sinh dục cũng dài như vậy. Là loài lưỡng tính nên việc giao phối của sên chuối có một chút phức tạp.

Chuyện "triệt sản, sinh nở" đặc biệt của động vật  14

Để giao phối thành công, chúng phải tìm được bạn tình có kích thước tương tự. Vì cả hai bên đều có dương vật lớn, nếu tính toán nhầm, chúng rất dễ “mắc kẹt” trong lúc giao phối. 

Chuyện "triệt sản, sinh nở" đặc biệt của động vật  15

Và nếu bị kẹt, đối phương sẽ cắt đứt bộ phận sinh dục của con sên thiếu may mắn. Bên cạnh đó, cũng có một lý do khác, đó là để đảm bảo rằng “đối tác” của mình sẽ không “chơi bời” một lần nữa và tất cả các trứng của “kẻ bị nhai” được thụ tinh duy nhất bởi “kẻ nhai”.


Bạn có thể xem thêm: