Công cuộc săn lùng phù thủy ghê rợn thời xưa

Tùng Hương, Theo Mask Online 00:01 29/07/2012
Chia sẻ

Một khi bị coi là phù thủy, họ bị truy sát, tra tấn hết sức dã man...

Một số vùng trên thế giới tin tưởng vào quyền năng của phù thủy, song ở nhiều quốc, con người đổ lỗi cho dịch bệnh, chết chóc là do phép thuật của phù thủy hại người. Những quan điểm sai lầm này đã dẫn tới các cuộc truy sát, hành hình, tra tấn những người bị coi là phù thủy hết sức dã man.

cong-cuoc-san-lung-phu-thuy-ghe-ron-thoi-xua

Trong tín ngưỡng châu Âu, phù thủy là những phụ nữ có liên quan đến nữ thần Diana và là kẻ thù của Kitô giáo thời Trung cổ. Những cuộc săn lùng phù thủy diễn ra hết sức gắt gao ở miền Nam nước Pháp và Thụy Sĩ trong thế kỉ 14 và 15.

cong-cuoc-san-lung-phu-thuy-ghe-ron-thoi-xua

Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, nhiều người châu Âu coi phù thủy là mối nguy hiểm lớn đối với nhân loại. Vì vậy, các chính phủ và xã hội tổ chức "săn" những người bị cáo buộc là phù thủy. Hàng ngàn người đã bị buộc tội và bị tra tấn hết sức dã man.  

cong-cuoc-san-lung-phu-thuy-ghe-ron-thoi-xua

Chủ trương “Săn lùng phù thủy” cũng được giới Tin Lành áp dụng ở Mỹ thời bấy giờ. Năm 1692,  tại thành phố Salem, hơn 160 người đã bị buộc tội là phù thủy. Trong số đó, ít nhất 25 người bị thảm sát, 19 người bị treo cổ, một số thì bị tra tấn đến chết hoặc chết trong tù ngục, nhiều người phải chạy trốn khỏi nơi ở của mình. 

Cuộc truy lùng kéo dài từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 18 là một trong những trang sử đen tối và nhiều tội ác nhất của Công giáo La Mã và Tin Lành, với cao điểm cực kỳ dã man và tàn bạo trong 300 năm.

cong-cuoc-san-lung-phu-thuy-ghe-ron-thoi-xua

“Săn phù thủy” là một hủ tục vẫn còn tồn tại ở những vùng nghèo đói, hoang vu, hẻo lánh của châu Phi và Ấn Độ. Những vùng đất lạc hậu chìm trong hủ tục mê tín dị đoan, cho rằng bệnh tật, bùa chú là do những “phù thủy” hại người gây ra và họ đáng phải trả giá bằng cái chết.

Ở Nam Phi, hàng ngàn người dân châu Phi đã bị buộc tội là phù thủy, họ phải chạy trốn khỏi nơi ở, bỏ lại của cải, đất đai, hơn 300 người đã bị giết. Họ đều bị cáo buộc là phù thủy “biến hình” từ người sang dơi, chim hoặc Zombie, hại người bằng cách sử dụng bùa chú và độc dược.
 
cong-cuoc-san-lung-phu-thuy-ghe-ron-thoi-xua

Tại những vùng nông thôn của Papua New Guinea - một quốc đảo đa sắc tộc ở Tây Nam Thái Bình Dương, ma thuật vẫn là nguyên nhân gây ra những cái chết thương tâm cho nhiều người bị coi là phù thủy. Theo tiếng địa phương, phù thủy là Sanguma. 

Nếu một người trong gia đình bị ốm, họ sẽ đến tìm một thầy lang phù thủy để tìm ra kẻ chịu trách nhiệm về căn bệnh. Vị thầy lang này chỉ tay vào người nào thì người đó là Sanguma hại người. Ở Papua New Guinea, người ta luôn lo sợ vào sự tồn tại của phù thủy có thể hại mình. 

Khoảng 40 năm qua, ở Papua New Guinea có khoảng 86% người bị kết tội làm phù thủy, hầu hết là phụ nữ, họ bị tra tấn dã man đến chết. Chỉ riêng ở tỉnh Simbu, mỗi năm ước tính đã xảy ra khoảng 200 vụ hành quyết phù thủy trái phép.

cong-cuoc-san-lung-phu-thuy-ghe-ron-thoi-xua

Các vùng quê lạc hậu và nghèo đói của Ấn Độ hiện còn chìm trong những hủ tục mê tín dị đoan, số phận con người bị quyết định một cách phi nhân tính. Theo con số thống kê của Văn phòng Tội phạm Quốc gia Ấn Độ, hàng năm có khoảng 200 phụ nữ bị tuyên án tử hình trái phép vì tội làm phù thủy.  

Khi đã bị cáo buộc là kẻ gây ra thiên tai, bệnh tật và chết chóc, họ sẽ phải chịu đựng sự kỳ thị, không thể sống yên thân trong ngôi nhà của mình và buộc phải bỏ đi nơi khác nếu không muốn bị giết chết.


Bạn có thể xem thêm:


TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày