Chỉ vì vụ lợi cá nhân, sự thiếu hiểu biết, rất nhiều phiên tòa trong lịch sử đã mất đi tính công bằng và chính xác. Điều này đã gây ra những sai lầm đáng tiếc, gây hại cho nhiều người vô tội…
1. Những vụ xét xử phù thủy ở Salem
Tại Salem, thuộc bang Massachusetts, nước Mỹ, những vụ xét xử phù thủy vào cuối thế kỷ XVII được coi là đỉnh cao của sự "điên rồ". Ước tính, hàng trăm người đã bị kết tội là phù thủy và rất nhiều trong số đó bị kết án tử hình.
Mọi chuyện bắt đầu khi cô con gái Betty của mục sư Samuel Parris bị một căn bệnh lạ: bị sốt và có những hành vi bất thường.
Căn bệnh cũng lây lan ra cho nhiều đứa bé khác trong làng, vị bác sĩ nổi tiếng trong vùng William Griggs đã lúc bất lực trong chẩn đoán nên tuyên bố, đây là căn bệnh do phù thủy ám.
Nhiều cô gái trẻ bị dân làng cho là phù thủy, dẫn đến các phiên tòa xét xử phù thủy. Nhà tù trở nên chật chội và không khí ngôi làng trở nên vô cùng u ám.
Mãi đến khi Giles Corey - một chủ trang trại ngoan đạo dám đứng lên chống lại tòa án. Ông từ chối tham gia làm chứng kết tội những phù thủy khác. Theo luật pháp thời đó, tất cả những ai từ chối tham gia xét xử sẽ bị đè bằng đá cho chết.
Người đàn ông 80 tuổi đã kiên cường chấp nhận hình phạt và cái chết đó đóng vai trò quan trọng cho việc ngăn chặn các cuộc xét xử phù thủy sau này.
2. Galileo Galilei
Có lẽ Galileo Galilei hơn ai cả là người có công lớn trong sự ra đời của khoa học hiện đại. Ông đã chống lại Nhà thờ Thiên chúa giáo, sự chống đối này là điểm trung tâm triết học của ông.
Galileo tin vào lý thuyết Copecnicus (cho rằng các hành tinh quay xung quanh Mặt trời) từ lâu, nhưng chỉ khi tìm ra được những điều hiển nhiên chứng minh cho lý thuyết đó thì ông mới phát biểu công khai.
Điều này làm các giáo sư phái Aristotle giận dữ, họ liên minh chống lại Galileo và thuyết phục nhà thờ Thiên chúa triệt bỏ lý thuyết Copecnicus.
Tới năm 1616, ông phải tới Roma để tìm cách thuyết phục Giáo hội không ngăn cấm các ý tưởng của ông. Cuối cùng, hồng y Bellarmine, theo các chỉ thị của Tòa án dị giáo, ra lệnh cho ông phải từ bỏ ý tưởng, Trái đất di chuyển và Mặt trời đứng yên ở trung tâm. Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu và viết sách về chủ đề này.
Cuốn sách “Đối thoại của hai hệ thống chủ yếu của thế giới” được hoàn thành và xuất bản năm 1632. Với sự giúp đỡ triệt để của kiểm duyệt, cuốn sách ngay lập tức được hoan nghênh khắp châu Âu như là một kiệt tác về văn chương và triết học.
Liền sau đó, Giáo hoàng hiểu ngay rằng, độc giả đã thấy rõ cuốn sách là một tác phẩm đầy thuyết phục của lý thuyết Copecnicus và hối tiếc vì đã cho phép xuất bản.
Tại một phiên xử của Giáo hoàng, ông bị nghi ngờ mạnh mẽ là dị giáo, Galileo bị tuyên án quản thúc tại gia suốt đời và buộc ông công khai tuyên bố từ bỏ thuyết Copecnicus.
Galileo vẫn là một người Thiên chúa giáo ngoan đạo, song sự tin tưởng của ông vào tính độc lập của khoa học không bao giờ bị lay chuyển. Bốn năm trước khi chết, năm 1642, trong khi ông vẫn bị quản thúc, ông đã viết cuốn “Hai khoa học mới” - nó không chỉ là sự ủng hộ Copecnicus, mà còn là sự hình thành của vật lý hiện đại.
3. Phiên tòa xử Chúa Jesus
Cho đến ngày hôm nay, cả thế giới vẫn nhắc lại phiên tòa xét xử Chúa Jesus và kết quả đó vẫn ảnh hưởng đến đời sống của toàn nhân loại.
Chúa Jesus đã bị bắt vì lòng ganh ghét của giới lãnh đạo tôn giáo đương thời. Chúa đã đưa ra những lời dạy đụng đến những con người đạo đức giả và vì quyền lợi cũng như quyền lực của họ bị lung lay, họ quyết tâm khai trừ Chúa.
Sau khi bị bắt, Chúa Jesus bị giải đến nhà của vị thượng tế, đồng thời cũng là chủ tịch của hội đồng tôn giáo Do Thái. Vì Chúa Jesus là người vô tội cho nên họ phải tìm những chứng gian để buộc tội Chúa.
Cuối cùng, tòa công luận cáo buộc Jesus phạm vào tội xúi giục nổi loạn. Dưới áp lực của giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái, Tổng đốc Pontius Pilate (Philatô) miễn cưỡng ra lệnh đóng đinh Jesus. Kết cục sau đó vô cùng bi thảm, Thiên Chúa bị đóng đinh tới chết trên cây Thánh giá.
Bạn có thể xem thêm: