Kết thúc thí nghiệm tranh cãi: 15 người bị nhốt 40 ngày dưới hang động kín mít không ánh sáng vừa được giải thoát, nhưng cảm nhận của họ lại gây bất ngờ

J.D, Theo Trí Thức Trẻ 08:10 28/04/2021
Chia sẻ

Các ứng viên đã kết thúc thí nghiệm kéo dài 40 ngày. Họ mất hoàn toàn khái niệm về thời gian, nhưng cảm nhận lại là điều gây kinh ngạc.

Ngày 14/3, đã có một thí nghiệm cực kỳ gây tranh cãi được thực hiện tại Pháp. Cụ thể đó là thí nghiệm thuộc dự án Deep Time trị giá 1,4 triệu USD, trong đó yêu cầu 15 tình nguyện viên bị nhốt trong một hang động tối tăm không ánh sáng Mặt trời, không đồng hồ, điện thoại, và kéo dài trong vòng 40 ngày.

Đến ngày 24/4, thí nghiệm đã chính thức kết thúc. Theo thông tin ghi nhận trên các trang mạng xã hội, các tình nguyện viên bước ra ngoài, cười rạng rỡ vì lần đầu thấy được ánh sáng trong khoảng thời gian dài. Dù vậy, ai cũng phải đeo kính râm để bảo vệ mắt vì thay đổi ánh sáng đột ngột.

Và rốt cục, chuyện gì đã xảy ra?

Kết thúc thí nghiệm tranh cãi: 15 người bị nhốt 40 ngày dưới hang động kín mít không ánh sáng vừa được giải thoát, nhưng cảm nhận của họ lại gây bất ngờ - Ảnh 1.

Thí nghiệm gây tranh cãi và kết quả đầy bất ngờ

Nhóm 15 người - gồm 8 đàn ông và 7 phụ nữ được đưa vào sống trong hang động Lombrives (Ariège, Pháp), với mục tiêu khám phá giới hạn thích nghi của con người khi bị cô lập mà không có khái niệm gì về thời gian. Theo đó, các tình nguyện viên không được tiếp xúc với ánh Mặt trời, không điện thoại, không đồng hồ.

Các tình nguyện viên cho biết trong quá trình làm thí nghiệm, họ ngủ trong lều, luân phiên đạp xe để trữ điện cho chiếc bóng đèn duy nhất trong hang. Ở đó có một chiếc giếng - cũng là nguồn nước duy nhất mà họ có.

Kết thúc thí nghiệm tranh cãi: 15 người bị nhốt 40 ngày dưới hang động kín mít không ánh sáng vừa được giải thoát, nhưng cảm nhận của họ lại gây bất ngờ - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Vì không có Mặt trời, cả nhóm phải phụ thuộc vào đồng hồ sinh học của cơ thể để biết đâu là lúc cần ăn, ngủ và sinh hoạt cá nhân. Và cũng không có gì ngạc nhiên, chẳng bao lâu sau, họ mất hoàn toàn khái niệm về thời gian.

Christian Clot, giám đốc dự án đồng thời cũng trực tiếp tham gia thí nghiệm cho biết: "Vậy là đã hết 40 ngày rồi. Thực sự là chúng tôi rất ngạc nhiên đó," - ông trả lời phỏng vấn. Một người trong nhóm cho biết họ tưởng mới chỉ qua 23 ngày thôi, cho thấy khái niệm thời gian đã bị đảo lộn hoàn toàn là như thế nào.

Johan Francois - giáo viên dạy toán, người tham gia thí nghiệm chia sẻ anh phải chạy vòng quanh hang mỗi ngày 10km để đảm bảo sức khỏe. Nhưng đáng chú ý là anh bị thôi thúc với ý tưởng phải rời khỏi cái hang này, càng sớm càng tốt.

Dẫu vậy, các ứng viên lại có cảm nhận khác nhau. Thậm chí có đến 2/3 người tham gia cho biết họ muốn ở lại hang lâu hơn nữa.

Kết thúc thí nghiệm tranh cãi: 15 người bị nhốt 40 ngày dưới hang động kín mít không ánh sáng vừa được giải thoát, nhưng cảm nhận của họ lại gây bất ngờ - Ảnh 3.

Nhóm ứng viên rời khỏi hang

Kết thúc thí nghiệm tranh cãi: 15 người bị nhốt 40 ngày dưới hang động kín mít không ánh sáng vừa được giải thoát, nhưng cảm nhận của họ lại gây bất ngờ - Ảnh 4.

"Giống như thể lần đầu tiên trong đời chúng ta được nhấn nút tạm dừng vậy," - Marina Lançon, một trong 7 người phụ nữ tham gia thí nghiệm chia sẻ. "Lần đầu tiên, chúng ta có thời gian để ngưng lại toàn bộ công việc và quay lại với chính mình. Nó thực sự rất tuyệt."

Tuy nhiên, Lançon cũng thừa nhận rằng cô cảm thấy sung sướng khi lại được ra ngoài, và nghe thấy tiếng chim hót ca từ mặt đất.

Được biết, dự án Deep Time do các nhà khoa học Pháp và Thụy Sĩ từ Viện Thích nghi Con người thực hiện. Họ đã theo dõi các ứng viên một cách tỉ mỉ trong thời gian họ ở dưới hang bằng các bộ cảm biến. Nhờ vậy, họ có thể biết được lịch ngủ, khả năng tương tác và thay đổi trong nhận thức. Ngoài ra, hoạt động não bộ của các ứng viên cũng được thu thập trước khi vào hang.

Theo các chuyên gia, dự án này nhằm mục đích tìm hiểu khả năng thích nghi của con người trong các điều kiện ngặt nghèo, bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài.

"Tương lai của nhân loại sẽ là sự tiến hóa," - Clot cho biết. "Chúng ta phải tìm hiểu để nắm được cách não bộ vận hành, từ đó đưa ra các giải pháp mới trong mọi hoàn cảnh."

Nguồn: Science Alert
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày