“It’s coming home” vẫn có thể xảy ra, nhưng không phải với Anh mà với... Croatia sau 2.000 năm?

Đạt Lê, Theo Helino 20:45 15/07/2018

Nhiều người dân Croatia tin rằng đất nước của họ mới là cái nôi của bóng đá! Họ hy vọng Croatia có thể thắng Pháp, để đem “bóng đá hồi hương” sau 2.000 năm.

Người Anh luôn tự hào rằng đất nước họ là quê hương của bóng đá. Vào giải vô địch châu Âu Euro 1966 tổ chức tại Anh, bài hát "Three Lions" - Tam Sư đã được sáng tác. Trong đó có cụm từ "It’s coming home" - bóng đá hồi hương, ý nói bóng đá sau bao lâu đã quay về cái nôi Anh Quốc.

Từ đó, cứ mỗi lần tuyển Anh tiến sâu vào giải đấu quốc tế, người Anh lại hô vang khẩu hiệu "It’s coming home". Tuy nhiên, tại World Cup 2018, ước mơ đã không thành hiện thực. Người Anh đã thất bại trước Croatia.

“It’s coming home” vẫn có thể xảy ra, nhưng không phải với Anh mà với... Croatia sau 2.000 năm? - Ảnh 1.

"Chắc chắn là đội Anh sẽ "hồi hương", nhưng chiếc cúp vàng thì không", một tờ báo của Croatia đã viết như vậy!

Hơn thế nữa, người Croatia còn tin rằng chính đất nước họ mới là cái nôi thật sự của bóng đá. Được biết, Croatia là vùng đất có lịch sử lâu đời, với 14 di sản văn hóa phi vật thể - nhiều bậc nhất châu Âu.

Nhưng "mạnh miệng" nói rằng nước mình là quê hương của bóng đá - liệu người Croatia có "ảo tưởng" quá hay không? Hãy cùng tìm hiểu xem.

Niềm tin của Croatia

Nhiều tài liệu của Croatia ghi lại rằng, tại vùng đất lịch sử Dalmatia của Croata vào thế kỉ 1 sau Công nguyên, những người trẻ của bộ lạc cổ Illyrian Delmata đã nghĩ ra một môn thi đấu tương tự như bóng đá.

“It’s coming home” vẫn có thể xảy ra, nhưng không phải với Anh mà với... Croatia sau 2.000 năm? - Ảnh 2.

Dalmatia ngày nay, đây cũng là quê hương của "Dalmatian" - giống chó đốm!

Quả bóng khi ấy được làm từ da hay lông bò đực, được chuyền qua chuyền lại giữa 2 đội chơi như một hình thức giải trí.

Nhưng không lâu sau đó, Đế chế La Mã đã chinh phục vùng đất cổ của người Croatia. Đối mặt với quân đội hùng mạnh, người thổ dân Dalmatia không thể chống đỡ.

Tuy vậy, môn bóng đá cổ xưa của họ thì vẫn tồn tại dưới thời La Mã. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng, trận đấu bóng đá giữa bộ lạc Dalmatia và người La Mã chính là... giải đấu quốc tế đầu tiên trên thế giới!

“It’s coming home” vẫn có thể xảy ra, nhưng không phải với Anh mà với... Croatia sau 2.000 năm? - Ảnh 3.

Một buổi lễ tái hiện trận đấu giữa bộ lạc cổ ở Dalmatia với người La Mã

Những lời đồn đoán trên dù rất được người dân Croatia tin tưởng nhưng lại không có bằng chứng cụ thể, cho đến năm 1947.

Năm đó, nhà khảo cổ học địa phương - ông Josip Bepo Britvic đã phát hiện một bức bia tượng có niên đại rơi vào khoảng từ thế kỉ 1 TCN đến thế kỉ 2 SCN, tức cách đây khoảng chừng 2.000 năm.

Tại sao bức tượng này lại quan trọng? Vì nó khắc một cậu bé đang cầm trên tay 1 QUẢ BÓNG!

Thực ra, bức tượng từng bị chôn vùi trên đồi Gardun trước khi được khai quật vào giữa thế kỉ 19. Đáng ngạc nhiên là sau hàng ngàn năm, bia tượng vẫn còn vẹn nguyên và cho thấy độ tinh xảo cao.

Có thể thấy rằng, ngay giữa trung tâm là khung viền hình tròn, khắc chân dung của một cậu bé - về sau được xác định (nhờ chữ trên bia) là Gaius Liberius, mất năm 7 tuổi.

Phía trên chân dung được trang trí với các họa tiết như cá heo, lọ hoa kantharos và đầu rắn Mesuda trong thần thoại cổ. Tuy nhiên, đáng nói nhất vẫn là bức chân dung cậu bé, trên tay có cầm 1 quả bóng.

Giới khảo cổ Croatia tin rằng, chỉ có tầng lớp giàu có của bộ lạc Dalmatia ngày xưa mới có thể chơi bóng để giải trí, và mới được khắc bia mộ sau khi mất. Suy ra, trò chơi với quả bóng có ý nghĩa lớn với Gaius quá cố, cũng như với xã hội Dalmatia nói chung.

Đặc biệt hơn, khi quan sát kĩ quả bóng mà Gaius cầm trên tay, giới khảo cổ cho biết nó được ghép từ những hình lục giác, không khác gì mấy bóng đá ngày nay!

Trong nhiều buổi lễ, người Croatia mô phỏng bức bia tượng Gaius Liberius và quả bóng lục giác cổ xưa

Cũng lưu ý rằng, tại vô số lãnh thổ của Đế chế La Mã khắp châu Âu thời cổ, đã có nhiều bức tượng được tìm thấy. Nhưng vết tích của bóng đá mà xưa cổ nhất thì vẫn là tượng Gaius Liberius ở vùng Dalmatia.

Sau khi phát hiện bức tượng này vào năm 1947, nhà khảo cổ Josip Bepo Britvic còn mất thêm 20 năm để giải mã 2 đoạn chữ khắc trên chân bia tượng.

Đoạn đầu tiên hé lộ về tên và tuổi của người quá cố, như chúng ta đã biết ở trên. Đoạn thứ hai do một người khuyết danh tiếc thương Gaius mà khắc lên. Đồng thời nó cũng cho biết môn thể thao cổ với trái bóng được gọi là "kendi", "kida" hay "chola".

Phát hiện của nhà khảo cổ Britvic được công bố trên 1 tạp chí thể thao của Ba Tư năm 1969 (Croatia từng là một phần của Vương quốc Ba Tư). Sau đó còn được đăng trên ấn phẩm FIFA News của Liên đoàn bóng đá thế giới vào cùng năm.

“It’s coming home” vẫn có thể xảy ra, nhưng không phải với Anh mà với... Croatia sau 2.000 năm? - Ảnh 6.

FIFA đã viết rằng: "Thông tin mới [của nhà khảo cổ Britvic] gây được sự quan tâm lớn của giới khảo cổ lẫn fan hâm mộ bóng đá... Dù còn nhiều nghiên cứu phải thực hiện thêm, nhưng có thể thấy rằng, bóng đá đã là 1 môn thể thao quan trọng của người trẻ ở châu Âu dưới thời La Mã".

Ngày nay, bức bia tượng "cầu thủ nhí" Gaius Liberius được khắc vào mặt trước tòa nhà bằng đá thuộc sở hữu của gia đình Perkovic, tọa lạc tại thị trấn Sinj, vùng Dalmatia, Croatia. Đây là điểm thu hút khách tham quan nhiều nhất của thị trấn.

“It’s coming home” vẫn có thể xảy ra, nhưng không phải với Anh mà với... Croatia sau 2.000 năm? - Ảnh 7.

Năm 2016, trước thềm Euro 2016, tại bãi biển nổi tiếng Acvice của thành phố Split (thành phố lớn thứ 2 của Croatia, thuộc vùng Dalmatia), người dân đã đắp hình bức tượng Gaius bằng cát, phía dưới ghi dòng chữ: "Croatia là cái nôi của bóng đá. FIFA 1969".

Tại giải đấu đó, Croatia chỉ dừng lại ở vòng 16 đội. Tuy nhiên, họ đang đứng trước cột mốc lịch sử to lớn khi bước vào chung kết World Cup 2018.

Theo niềm tin của người Croatia, nếu chiến thắng, đội tuyển Croatia đã đem bóng đá trở về "cái nôi" của nó sau 2.000 năm! Liệu điều này có thể xảy ra?

Nguồn: Total croatia news, Croatia.org, The dubrovnik times