Nếu phải đối mặt với câu hỏi trên, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ rằng nó cũng chỉ đắt hơn một phần so với giá thành gốc hiện tại thôi phải không? Nhưng thật sự thì những gì ẩn chứa phía sau nó là cả một bài toán lắt léo đủ sức để gây sốc cho bất kỳ một fan Apple nào đấy.
Nhà đầu tư Glenn Luk đã có một lời giải đáp cực kỳ thông minh và hoàn toàn có cơ sở, với nội dung không thể tin nổi: "Nếu mỗi chiếc iPhone mới nhất đều không được sản xuất ở Mỹ, giá thành của nó sẽ rơi vào khoảng 30.000 - 100.000 USD!"
Nghe thì đúng là không thể tưởng tượng được, nhưng thực chất nó không hẳn là những yếu tố bề nổi ban đầu, mà liên quan đến cả một chuỗi cung ứng sản xuất từ A-Z, bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt nhất nữa kia.
Chính CEO Tim Cook của Apple đã nói rằng nước Mỹ đang thiếu trầm trọng lượng nhân công đủ kỹ năng mà Apple cần để làm việc, đặc biệt là các kỹ sư làm công việc gia công thiết bị. "Chúng tôi không tìm đến Trung Quốc vì họ có nhân công giá rẻ, mà sự thật là họ có nguồn lao động mà chúng tôi cần."
Không chỉ có đủ mà ở Trung Quốc còn có nhiều người đảm bảo được yêu cầu nhân công mà Apple mong muốn, vì thế họ rất thích tính "lành nghề" của nhân công nơi đây.
Hệ thống cơ sở hạ tầng và hỗ trợ hậu cần cũng là một điểm mạnh khi mà Trung Quốc có một mạng lưới giao thương cực rộng lớn, đa dạng bậc nhất thế giới. Nếu bạn không biết thì có tới 7/10 cảng biển lớn nhất thế giới nằm ở Trung Quốc.
Do đó, không chỉ có nhà máy mà các cơ sở hỗ trợ liên quan khác cũng rất dễ liên hệ và hợp tác làm việc, tất cả đều nằm trong tầm tay và địa phận gần gũi, dễ tiếp xúc và trao đổi.
Vậy tại sao nước Mỹ không thể bắt chước điều tương tự như Trung Quốc, chẳng phải Mỹ là cường quốc lớn mạnh nhất thế giới ư?
Không phải ngày 1 ngày 2, mà sẽ phải mất đến nhiều năm để Mỹ có thể kịp chuẩn bị đủ số lượng kỹ sư gia công có tay nghề như Trung Quốc hiện tại. Kiến thức là một chuyện, sự lành nghề và chuyên nghiệp trong môi trường thực nghiệm là chuyện khác. Cho nên, sự đáng giá của khía cạnh này không hề bé nhỏ như bạn tưởng.
Muốn thu nạp được đủ kỹ năng thì lại phải đảm bảo một chương trình đào tạo đầy đủ thỏa mãn những kỹ năng truyền đạt nữa. Kể cả họ có khởi động thay đổi luôn từ bây giờ, cũng chưa chắc những thế hệ hiện tại sẽ theo ngay định hướng này để vài năm sau cho ra một lứa nhân công và kỹ sư đúng chuẩn cần thiết.
Đoàn công nhân tại nhà máy Foxconn lắp ráp iPhone cho Apple.
Và còn ai mà biết được hết những yếu tố phụ khác ảnh hưởng đến thành quả cuối cùng nữa. Thế mới thấy nguồn cung không phải lúc nào cũng có sẵn, mà nguồn cầu thì lại ngày một trở nên nhiều hơn khi sức nóng của những chiếc iPhone đang dần chiếm độ thu hút cực lớn trên thị trường. Và câu trả lời về khả năng iPhone có giá lên tới tận 30.000-100.000 USD như lời Luk nói là hoàn toàn có lý.