Huyết chiến giữa trăn vua và hổ mang chúa: "Mèo nào cắn mỉu nào?"

Hoa Hướng Dương, Theo Helino 21:09 30/03/2018

Trăn vua và rắn hổ mang chúa đều là những loài bò sát đáng sợ, cả hai đều sở hữu kích thước khổng lồ và những vũ khí đáng sợ để hạ gục đối thủ.

Vậy liệu khi cả hai đối đầu nhau, sinh vật nào sẽ dành chiến thắng?

Hãy cùng phân tích ưu nhược điểm của cả hai để tìm kiếm câu trả lời:

Rắn hổ mang chúa: Loài rắn độc dài nhất thế giới

Rắn hổ mang là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là 7 m, còn trung bình sẽ là 3 đến 4 m tùy thuộc vào điều kiện môi trường sống của chúng, còn cân nặng trung bình sẽ vào khoảng 6 kg, tuổi thọ trung bình tới 20 năm.

 Huyết chiến giữa trăn vua và hổ mang chúa: Mèo nào cắn mỉu nào? - Ảnh 1.

Hổ mang chúa và trăn vua. Ảnh: Sina

Tuy to lớn như vậy nhưng loài rắn này lại cực kỳ nhanh nhẹn và linh hoạt, chúng cũng được đánh giá là loài rắn thông minh nhất, con mồi của chúng chính là các loài rắn khác và thậm chí cả đồng loại.

Với cấu tạo đầu to và đồ sộ, cấu tạo xương hàm giúp chúng có thể mở ra rất rộng để nuốt mồi lớn nhờ hai xương khớp nối lỏng lẻo nhau tại hàm dưới, vũ khí đáng sợ và lợi hại nhất của chúng chính là cấu trúc bộ răng proteroglyph.

Theo đó cặp răng nanh ngắn cố định tại hàm trên, phía trước miệng có thể tiết nọc độc cực mạnh (với liều khoảng 200 đến 500 mg, thậm chí lên đến 7 ml ở con lớn) mà ngay cả một con voi hay 20 người lớn cũng bị quật ngã nếu trúng lượng nọc này.

Rắn hổ mang chúa có hệ thống giác quan nhạy bén để phát hiện con mồi và kẻ thù như chiếc lưỡi chẻ đôi giúp tiếp nhận tín hiệu hóa học, cảm thụ các phân tử mùi hương trong không khí và dù không có tai ngoài những có thể "nghe" bằng cách cảm nhận rung động.

Rắn hổ mang ăn thịt trăn gấm. Nguồn: Youtube/F4CE555

Khi đó, các sóng ấm sẽ tác động vào da cộng hưởng xuyên qua hộp sọ, truyền đến xương vuông, rồi truyền đến màng nhĩ bên trong. Khi tấn công, chúng sẽ nâng 1/3 phần cơ thể trước lên khoảng 1,5 m giúp chúng ở thế "thượng phong" khi đối đầu các loài rắn khác.

Lúc này, chúng dễ dàng quan sát đối thủ ở phạm vi rộng hơn đối thủ cũng như có thể lao nhanh về phía trước để tấn công dù ở khoảng cách xa bằng những cú đớp với hai nanh độc hướng ra trước cực kỳ đáng sợ.

Rắn hổ mang chúa còn có khả năng cắn nhiều vết trong một lần tấn công duy nhất. Bên cạnh đó chúng có khả năng quấn siết con mồi khi nọc độc không cần thiết phải sử dụng.

Trăn vua hay trăn gấm: Loài bò sát dài nhất thế giới

Còn trăn vốn không có độc nhưng cũng không kém phần nguy hiểm vì khả năng siết chết con mồi, ở đây chúng ta hãy lấy ví dụ về loài trăn gấm khổng lồ còn gọi là trăn vua (tên khoa học Python reticulatus).

Đây là loài trăn dài hơn cả loài trăn lớn nhất về trọng lượng là anacoda từ 2 đến 3,5 m với chiều dài cơ thể lên tới 6,95 mét (lịch sử từng ghi nhận có con còn lên tới gần 10 m), giúp chúng nắm giữ ngôi vị loài bò sát dài nhất thế giới.

Nhưng nhìn chung thì chiều dài của loài này ở mức trung bình ít khi vượt qua 6 m, trăn gấm có thể nuốt con mồi không dài quá 1/4 chiều dài cơ thể mình và không nặng quá khối lượng của chính nó.

Tuy không có nọc như rắn hổ mang chúa nhưng trăn gấm cũng có thể cắn nhằm giữ chặt đối thủ và vết cắn cũng gây ra những vết thương nghiêm trọng, cách hạ gục con mồi của chúng là dùng cơ thể to lớn của mình để siết chặt nạn nhân.

Mỗi lần con mồi của chúng thở ra thì nó sẽ lại quấn siết mạnh hơn, từng chút từng chút một để con mồi chết ngạt, việc quấn siết cũng khiến con mồi tử vong vì gãy xương hay vỡ nội tạng, tiện cho việc nuốt nạn nhân sau đó.

Vậy, trăn vua và hổ mang chúa đối đầu: Kẻ nào sẽ chiến thắng?

a. Trường hợp trăn vua nằm im

Trăn có một vũ khí lợi hại mà rắn hổ mang không hề có, đó là khả năng "nhìn" bức xạ nhiệt của các sinh vật khác, đây là khả năng giúp chúng phát hiện ra con mồi hay kẻ thù ở bước sóng 5 đến 30 μm, một năng lực cũng có ở rắn đuôi chuông.

Trong khí đó rắn hổ mang phát hiện con mồi khi chúng di chuyển thông qua rung động hay thị giác khá tốt có thể nhìn thấy đối thủ trong tầm di chuyển cách nó 100 m. Vì vậy nếu trăn bất động thì cơ hội tấn công trước sẽ thuộc về nó rất cao.

Nếu tận dụng lợi thế này, nó có thể tấn công và quấn siết đối thủ trước khi hổ mang chúa kịp sử dụng nọc độc để phản đòn.

 Huyết chiến giữa trăn vua và hổ mang chúa: Mèo nào cắn mỉu nào? - Ảnh 3.

Một trận đại chiến giữa trăn vua và rắn hổ mang nhưng cả hai đều chết sau đó. Ảnh: Wildviewing.

Ngoài ra việc dùng hàm ngoạm chặt cổ hay đầu rắn hổ mang trong khi lợi dụng sức mạnh cơ thể để quất siết và hạn chế khả năng cắn trả của hổ mang cũng giúp gia tăng cơ hội chiến thắng cho trăn vua.

b. Trường hợp trăn vua di chuyển

Khi đó cả hai đều có thể phát hiện đối thủ nhưng rắn hổ mang lại linh hoạt hơn rất nhiều (hổ mang chúa còn gọi là rắn hổ mây vì chúng rất nhanh), lúc này hổ mang chúa sẽ có lợi thế về tốc độ và kỹ năng xử lý các loại rắn khác mà nó thường săn.

Xem video:

Trăn vua và rắn hổ mang chúa. Nguồn: All Time Hits 24/7 by Ataur Rahman

Cộng với nọc độc chết người mà trăn vua không có khả năng miễn dịch, lúc này hổ mang sẽ dành phần thắng nếu cắn trúng đối thủ trước khi bị trăn quấn chặt phản đòn.

Kết cục là trăn bị giết chết trong khi rắn hổ mang chúa sau đó lẩn trốn vào bụi rậm khi có người đến can thiệp và lấy xác con trăn bỏ vào một chiếc túi.

 Huyết chiến giữa trăn vua và hổ mang chúa: Mèo nào cắn mỉu nào? - Ảnh 5.

Hổ mang chiến thắng trăn vua. Ảnh: CEN

 Huyết chiến giữa trăn vua và hổ mang chúa: Mèo nào cắn mỉu nào? - Ảnh 6.

Kẻ thua cuộc là trăn vua. Ảnh: CEN

 Huyết chiến giữa trăn vua và hổ mang chúa: Mèo nào cắn mỉu nào? - Ảnh 7.

Cận cảnh trận chiến dữ dội. Ảnh: CEN

Bài viết được dịch từ các nguồn: Cobras, Topshare, Nat Geo