Điền Điền (30 tuổi, Trung Quốc) là một người bán hàng trên sóng livestream. Một ngày, cô vô tình sờ thấy khối u trong bụng. Do cảm thấy khó chịu nên đã đến khoa Sản của bệnh viện Chiết Giang (Trung Quốc) để khám bệnh.
Kết quả siêu âm cho thấy trong bụng cô có một khối u nang buồng trứng kích thước khoảng 15cm. Bác sĩ vô cùng ngạc nhiên bởi khối u nang này đã khá lớn nhưng cô gái không hề phát hiện điều bất thường trước đó. Qua thăm hỏi, Điền Điền cho biết, khoảng 5 6 năm qua, mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt cô đều cảm thấy đau bụng dữ dội nhưng lại cho chuyện đó là điều bình thường.
Dù cơn đau mỗi lúc càng trầm trọng nhưng vì nghe nói vấn đề đau bụng kinh này có thể cải thiện sau khi có con nên cô cũng không quá quan tâm.
Trưởng khoa Tôn Hy Hy thuộc Bệnh viện Chiết Giang sau đó đã thực hiện chọc hút dịch từ u nang buồng trứng của cô gái. Trong quá trình phẫu thuật, bác sỹ đã hút ra tổng cộng 500ml chất lỏng đặc quánh có màu như sô cô la từ bụng bệnh nhân.
Sau 2 giờ theo dõi hậu phẫu, Điền Điền nhanh chóng được xuất viện và trở về nhà.
Số dịch hút ra từ cơ thể cô gái
Bác sĩ phụ khoa Bệnh viện Chiết Giang Bành Quang Thái cho biết, nguyên nhân gây đau bụng kinh ở mỗi người một khác. Một số trường hợp đau bụng kinh do yếu tố thể chất và sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể có thể được "chữa khỏi" bằng cách sinh con.
1. Đau bụng kinh do yếu tố cơ thể
Hẹp cổ tử cung, co tử cung quá mức, tử cung lộn ngược hoặc gập ngược... có thể là những yếu tố gây ra đau bụng kinh. Trong những trường hợp này, máu kinh bị ứ đọng và không thể thải ra ngoài cơ thể một cách thuận lợi sẽ gây ra tình trạng đau bụng kinh.
Trong quá trình mang thai và sinh nở, các yếu tố thể chất này có thể bị ảnh hưởng và thay đổi. Cổ tử cung sẽ giãn nở trong quá trình sinh,vị trí của tử cung có thể trở lại bình thường do mang thai... lúc này có thể giảm bớt hiện tượng đau bụng kinh.
2. Đau bụng kinh do thay đổi nồng độ hormone
Trong thời kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone trong cơ thể con người thay đổi gây đau bụng kinh. Sau khi sinh con, nồng độ hormone trong cơ thể được thiết lập lại. Khi nồng độ hormone trở lại bình thường, chứng đau bụng kinh do thay đổi nồng độ hormone sẽ được chữa khỏi.
Tuy nhiên, những cơn đau bụng kinh do tổn thương nội tạng (u xơ tử cung, u tuyến, lạc nội mạc tử cung...) sẽ không thể "chữa khỏi" sau khi sinh con bởi nững yếu tố này sẽ không thay đổi khi mang thai và sinh nở.
Mặc dù vậy, u nang buồng trứng là một loại bệnh đặc biệt. Nếu bệnh nhân có thai, do kinh nguyệt không xảy ra hầu hết trong thời kỳ mang thai và cho con bú thì u nang sẽ dần co lại, nhỏ hơn hoặc thậm chí là biến mất. Đó là lý do tại sao rất nhiều bác sĩ khuyên những phụ nữ có nhu cầu sinh sản và u nang nhỏ nên mang thai càng sớm càng tốt.
Nhưng những u nang buồng trứng kích thước lớn cần được xử lý kịp thời. Bác sĩ Bành Quảng Thái nhấn mạnh, nếu phụ nữ bị đau bụng kinh nghiêm trọng thì vẫn nên đi khám kịp thời và điều trị triệu chứng theo lời khuyên của bác sĩ.
Nguồn: Newqq