Hội chứng nói giọng nước ngoài - khi tiếng mẹ đẻ của bạn có thể biến mất chỉ sau một đêm

TNS, Theo Trí Thức Trẻ 23:10 10/03/2018
Chia sẻ

Người phụ nữ này tỉnh dậy và chợt nhận ra mình đang nói giọng Anh, dù cả đời cô chỉ sống ở Mỹ...

Một phụ nữ tại Arizona sau một đêm tỉnh dậy và chợt nhận ra mình đã đổi hoàn toàn sang giọng Anh. Điều kỳ lạ nằm ở chỗ, cô đã sống cả đời chỉ ở Mĩ.

Người phụ nữ này có tên là Michelle Myers. Vào năm 2015, sau một đêm đau đầu như búa bổ, cô tỉnh dậy và sở hữu giọng điệu như một người Anh thực thụ. Và ngữ điệu Anh này vẫn theo cô suốt 2 năm nay.

Hội chứng nói giọng nước ngoài - khi tiếng mẹ đẻ của bạn có thể biến mất chỉ sau một đêm - Ảnh 1.

Cô Myers kể lại trước đó cô cũng đã từng có sự chuyển giọng sang giọng Irish và Australia, nhưng những lần đó chỉ kéo dài khoảng 1 tuần.

Cô được chẩn đoán mắc hội chứng giọng nước ngoài (FAS), một hội chứng khiến người bệnh đột nhiên thay đổi giọng nói thành một giọng của đất nước hoàn toàn khác.

Tình trạng này gặp phải vì 2 nguyên nhân chính: đột quỵ và những tổn thương não.

Ngoài ra, cô còn được chẩn đoán mắc phải hội chứng Ehlers-Danlos. Hội chứng này ảnh hưởng đến các mô liên kết trong cơ thể, dẫn đến khớp lỏng lẻo, giãn lỗ chân lông, dễ bầm tím, và đặc biệt là làm gia tăng nguy cơ vỡ mạch máu.

Hội chứng nói giọng nước ngoài - khi tiếng mẹ đẻ của bạn có thể biến mất chỉ sau một đêm - Ảnh 2.

Hội chứng giọng nói nước ngoài là một hội chứng cực kỳ hiếm gặp. Trong suốt một thế kỷ qua, y văn toàn thế giới chỉ ghi nhận khoảng 60 ca bệnh gặp phải hội chứng này. 

Năm 2010, đã có một phụ nữ sống tại Virgina bỗng dưng có giọng Nga sau chấn thương vùng đầu do ngã cầu thang. Một người phụ nữ khác sống tại Ontario, Canada đã bị thay đổi giọng thành giọng người Maritime Atlantic, sau khi bị đột quỵ.

Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu hội chứng kỳ dị và hiếm gặp này, nhằm tìm rõ nguyên nhân tại sao bạn có thể thay đổi hoàn toàn ngữ điệu của mình chỉ sau một biến cố nhất định. 

Rất có thể, câu trả lời cho hội chứng này sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cấu trúc và chức năng của bộ não, mà đặc biệt là trung tâm chỉ huy ngôn ngữ, vùng vốn tồn tại khá nhiều bí ẩn chưa có lời giải đáp.

Tham khảo: Livescience.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày