Đây có thể được xem là 2 từ dễ gây nhầm lẫn nhất. Thực tế, chỉ có tham quan là đúng chính tả.
"Tham quan" (động từ) - theo gốc Hán thì "tham" có nghĩa là thêm vào; "quan" là quan sát, nhìn nhận. Do đó, "tham quan" nghĩa là đi tận nơi để quan sát, mở rộng hiểu biết và học hỏi kinh nghiệm.
Đi tham quan những địa điểm du lịch nổi tiếng. (Ảnh: Here we go)
Chúng ta thường nghe người ta nói rằng, trình bày ngắn gọn, súc tích, đừng nên sa đà vào những chi tiết không thật cần thiết. Nhưng nhiều người vẫn dùng xúc tích như một thói quen.
Cặp từ trong Y học này cũng thực sự làm khó chúng ta. Theo Từ điển Tiếng Việt thì "chẩn đoán" có nghĩa là xác định bệnh, dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm.
"Chẩn" có nghĩa là xác định, phân biệt dựa theo những triệu chứng, dấu hiệu có sẵn; "đoán" có nghĩa là dựa vào cái có sẵn, đã thấy, đã biết để tìm cách suy ra điều chủ yếu còn chưa rõ hoặc chưa xảy ra.
2 từ này không quá khó để phân biệt nghĩa nhưng vẫn nhiều người nhầm.
Phong phanh: quần áo mỏng manh, không đủ ấm.
Phong thanh: nghe loáng thoáng, nghe không rõ ràng, không đầy đủ thông tin.
Từ sáng lạng được dùng phổ biến hơn, người ta hay nói là tương lai sáng lạng. Nhưng bạn nhầm to rồi, xán lạn mới đúng nhé.
Từ sáng lạng bị dùng sai đến mức quen thuộc do cách phát âm mà ra.
Cuốn sách Tương lai xán lạn của tác giả Catherine Cusset
Cuộc chiến Gi và D chưa bao giờ có hồi kết. Trong trường hợp này thì Gi chiến thắng nhé. Nếu bạn còn hay nhầm lẫn 2 chữ cái này nên dành 1 chút thời gian nghiên cứu lại Tiếng Việt.
Giành giật nhau trong ngày cúng cô hồn
2 từ này người ta cũng tranh cãi không biết từ nào đúng, từ nào sai. Nhưng xin chúc mừng cả 2 phe, chúng đều đúng và đều có ý nghĩa tương tự nhau.
"Giả thuyết" là sự giải thích đề xuất cho một hiện tượng, được sử dụng trong trường hợp muốn nêu luận điểm mới trong khoa học để giải thích một hiện tượng tự nhiên nào đó và tạm được chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng.
"Giả thiết" là những điều coi là cho trước trong một định lý để căn cứ vào đó mà suy ra những điều cần phải chứng minh (thường dùng trong Toán học).
Giả thuyết về con gà và quả trứng
Có phải bạn vẫn dùng Vô hình chung không? Sai rồi!
Theo nghĩa Hán Việt, "vô hình trung" có nghĩa là "trong cái vô hình". Còn trong Từ điển Tiếng Việt có định nghĩa: "vô hình trung": tuy không có chủ định, không cố ý nhưng tự nhiên lại là (tạo ra, gây ra việc nói đến).